PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP ACB
I. KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4/2022:
Ngân hàng Á Châu (ACB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2022 với mức lợi nhuận tiếp tục lập đỉnh. Thu nhập từ hoạt động cốt lõi là tín dụng và dịch vụ đều tăng trưởng trên 20% so với năm trước, lên tương ứng 23.500 tỷ và 3.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nhà băng này ghi nhận gần 1.000 tỷ đồng lãi thuần từ hoạt động khác (cùng kỳ chưa đến 150 tỷ), thường chủ yếu đến từ hoạt động thu hồi nợ.
Với nguồn thu tích cực, ACB cũng mạnh tay trích chi phí hoạt động tăng hơn 40% so với năm trước lên 11.600 tỷ đồng, chủ yếu là chi cho nhân viên và hoạt động quản lý công vụ. Bên cạnh đó, năm 2022, ngân hàng này gần như không phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong khi năm trước đó trích hơn 3.300 tỷ đồng. Đây cũng là yếu tố đóng góp đáng kể vào mức lợi nhuận kỷ lục hơn 17.000 tỷ của nhà băng trong năm 2022.
Tính đến hết năm ngoái, dư nợ tín dụng của ACB tăng hơn 14% lên 413.700 tỷ đồng, huy động tiền gửi từ khách hàng tăng 9% đạt 413.950 tỷ.
II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:
Chất lượng tài sản vững chắc: Tỷ lệ nợ xấu của ACB tương đối thấp ở mức 1,01% với tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) là 138% tính đến cuối Q3/2022. Cụ thể, danh mục đầu tư của ACB không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản), nên ít bị ảnh hưởng bởi rủi ro từ thị trường bất động sản so với các ngân hàng khác. Về dư nợ các khoản vay bất động sản là khoảng 99,3 nghìn tỷ, chiếm 24% tổng danh mục cho vay, trong đó chủ yếu là cho vay cá nhân mua nhà (chiếm 82% tổng danh mục cho vay liên quan bất động sản.
Dự báo tăng trưởng tín dụng của chúng tôi vẫn không đổi đối với năm 2023E. Chúng tôi kỳ vọng ACB sẽ nhận được hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với trung bình ngành trong năm 2023E nhờ vào nền tảng chất lượng tài sản vững chắc. Cho vay mua nhà dự án là khoảng 2.000 tỷ. ACB dự kiến vẫn sẽ cho vay bất động sản với khẩu vị rủi ro chặt chẽ. Dự báo tăng trưởng cho vay của chúng tôi đối với năm 2023E là 15% (+1 điểm phần trăm YoY).
Tỷ lệ CASA của ACB tương đối cao nhưng giảm nhẹ còn 24,1% (-1,3 điểm phần trăm YTD) tính đến thời điểm cuối Q3/2022. CASA giảm là do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng, trong khi tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp, đây là tình trạng mà các ngân hàng khác cũng đang phải đối mặt. Tỷ lệ CASA của ACB có xu hướng tăng rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2012-2021. Tuy nhiên, tương tự như các ngân hàng khác, chúng tôi lo ngại rằng tỷ lệ CASA của ACB sẽ tiếp tục giảm trong 1H23, nhưng chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ này sẽ cải thiện vào 2H23 và giai đoạn sau đó khi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đạt đỉnh.
Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng NIM của ACB sẽ đạt 4,22% (+3 điểm cơ bản YoY) trong năm 2023E do cơ cấu danh mục cho vay của ACB tập trung vào mảng cho vay bán lẻ với 94% tổng dư nợ cho vay. Trong đó, phân khúc khách hàng cá nhân chiếm 65% tổng dư nợ và doanh nghiệp SME chiếm 29% tổng dư nợ. Điều này sẽ giúp ACB duy trì NIM ở mức tương đối cao mặc dù chi phí huy động vốn có thể sẽ tăng lên.
Tỷ lệ CASA của ACB tương đối cao nhưng giảm nhẹ còn 24,1% (-1,3 điểm phần trăm YTD) tính đến thời điểm cuối Q3/2022. CASA giảm là do lãi suất tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng, trong khi tăng trưởng tín dụng bị thu hẹp, đây là tình trạng mà các ngân hàng khác cũng đang phải đối mặt. Tỷ lệ CASA của ACB có xu hướng tăng rõ rệt trong giai đoạn từ năm 2012-2021. Tuy nhiên, tương tự như các ngân hàng khác, chúng tôi lo ngại rằng tỷ lệ CASA của ACB sẽ tiếp tục giảm trong 1H23, nhưng chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ này sẽ cải thiện vào 2H23 và giai đoạn sau đó khi lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đạt đỉnh.
Giảm dự báo trích lập dự phòng. Dự báo trích lập dự phòng năm 2022E của chúng tôi là 2,6 nghìn tỷ đồng, trong khi ACB ghi nhận hoàn nhập dự phòng 180 tỷ đồng trong 9T22. Chúng tôi cho rằng ACB sẽ tăng trích lập dự phòng trong Q4/2022 do nợ xấu tiềm ẩn có thể sẽ gia tăng trong. Chúng tôi điều chỉnh dư báo trích lập dự phòng của ACB còn 502 tỷ đồng trong năm 2022E. Năm 2023E, chúng tôi dự báo trích lập dự phòng đạt 812 tỷ đồng (+62% YoY), con số này vẫn thấp hơn 51% so với dự báo trước đây của chúng tôi.
Chúng tôi kỳ vọng tỷ lệ chi phí tín dụng (dự phòng/bình quân dư nợ cho vay) của ACB sẽ tăng +5 điểm cơ bản YoY lên 0,18% vào năm 2023E, một trong những tỷ lệ thấp nhất trong ngành – điều này minh chứng về chất lượng tài sản vững chắc và sự thận trọng trong quản lý rủi ro của ACB. Như đã nêu trước đó, ACB không có trái phiếu doanh nghiệp.
Định giá hấp dẫn nhờ chất lượng tài sản vững chắc và hoạt động kinh doanh hiệu quả.
ACB đang giao dịch tương ứng với P/B 2023E đạt 1,0x, tương ứng với trung vị ngành. Chúng tôi tin rằng ACB xứng đáng với mức định giá cao hơn so với ngành nhờ vào kết quả HĐKD hiệu quả và chất lượng tài sản vững chắc. Tỷ lệ ROE của ACB cao thứ hai trong số các ngân hàng tại Việt Nam, đây là một điểm đặc biệt ấn tượng khi ngân hàng này không hoạt động trong mảng cho vay tài chính tiêu dùng.
(Nguồn: Yuanta Research)