PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP ACB
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 rất khả quan. Theo đó lợi nhuận trước thuế hợp nhất của ACB đạt 13.500 tỉ, hoàn thành hơn 90% kế hoạch năm. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ACB tiếp tục nằm trong top dẫn đầu thị trường: trên 27%. Còn tỉ lệ nợ xấu quý 3 vẫn được đảm bảo ở mức 1%. Danh mục tín dụng tập trung chủ yếu vào mảng bán lẻ với tỉ lệ lên đến 94%. Có tới 98% các khoản vay đều có tài sản đảm bảo và tỉ lệ cho vay trên giá trị (LTV) bình quân danh mục liên tục duy trì trên 52%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2022, ACB ghi nhận lợi nhuận trước thuế 13,503 tỷ đồng, tăng trưởng +50.6% so với 9 tháng đầu năm 2021 và đã hoàn thành hơn 90% kế hoạch kinh doanh cả năm 2022.
TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:
Chúng tôi ưa thích ACB dựa trên việc (i) là ngân hàng đi đầu và có năng lực cạnh tranh tốt trong bối cảnh mảng cho vay bán lẻ tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, (ii) khả năng xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh tăng trưởng tốt dựa trên tệp khách hàng lớn sẵn có và (iii) chất lượng tài sản lành mạnh. ACB ghi nhận là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp thứ 4 và tỷ lệ bao phủ nợ xấu cao thứ 4 so với toàn ngành, tỷ lệ an toàn vốn nằm ở mức khá cao so với toàn ngành (11% cuối 2021) – sẽ là bộ đệm vững chắc cho ngân hàng trong việc tăng trưởng vào những năm tới.
Tín dụng tăng trưởng 11,6% tính từ đầu năm đến nay (YTD), so với hạn mức tín dụng của ACB (tính đến thời điểm hiện tại) là 12,7%. Trong khi đó, huy động vốn chỉ tăng 3,2% YTD. Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME chiếm 94% tổng dư nợ cho vay và 93% tổng huy động vốn.
Ngân hàng trích lập dự phòng 90 tỷ đồng (-89% YoY) trong Q3/2022, trước đó ngân hàng đã hoàn nhập 267 tỷ đồng khoản trích lập dự phòng trong Q2/2022. Tính cho 9T2022, ACB hoàn nhập dự phòng 180 tỷ đồng. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) còn 135% (-46ppt QoQ / -63ppt YoY) trong Q3/2022. Tỷ lệ LLR giảm một phần là do tăng ghi nhận nợ xấu sau khi Thông tư 14 hết hiệu lực. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Q3/2022 là 1,02% (+26bps QoQ / +18bps YoY).
Cơ cấu tiền gửi của ACB và tỷ lệ CASA (tỷ đồng; %) . Tăng trưởng tiền gửi của ACB: 3,2% so với đầu năm (so với mức tăng 5% của tổng huy động; tiền gửi của khách hàng chiếm 81% tổng huy động), tạo khoảng cách rất lớn với tăng trưởng cho vay (+11,1% so với đầu năm). Mặc dù đây có thể là lý do ACB ghi nhận NIM tăng trong 9 tháng đầu năm 2022 (chúng tôi sẽ thảo luận thêm trong phần tiếp theo), nhưng điều này đã gây áp lực lên thanh khoản của ngân hàng khi LDR đã đạt 83% (so với ngưỡng quy định là 85%).
Khả năng cạnh tranh cao nhờ chú trọng cho vay bán lẻ. ACB được biết đến là một ngân hàng tiêu biểu trong mảng bán lẻ (cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và đây vẫn sẽ là mảng kinh doanh chiến lược của ngân hàng trong dài hạn. Với việc tiên phong trong mảng bán lẻ, ACB đã xây dựng được 1 lợi thế cạnh tranh khác biệt so với đối thủ dựa trên nền tảng vững chắc và kinh nghiệm dày dặn vốn có. Cùng với đó là khả năng bán chéo các sản phẩn sẽ mang về một khoản thu lớn cho DN.
ACB có chiến lược quản trị rủi ro thận trọng. ACB không có khoản đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp; danh mục trái phiếu của ngân hàng gồm 85% là trái phiếu chính phủ và 15% còn lại là trái phiếu của các tổ chức tín dụng.
Chất lượng tài sản vững chắc. Mặc dù tỷ lệ NPL tăng vào Q3/2022, nhưng vẫn ở mức thấp. NPL tăng chủ yếu do Thông Tư 14 hết hiệu lực, mà theo chúng tôi điều này sẽ tác động lên cả toàn ngành ngân hàng.
Định giá hấp dẫn. ACB đang giao dịch tương ứng với P/B 2022E là 1,2x. ACB có kết quả kinh doanh vượt trội với ROE năm 2022E được kỳ vọng sẽ đạt 23% (so với trung bình ngành là 20%) và chất lượng tài sản tốt hơn so với ngành.Chúng tôi vẫn duy trì khuyến nghị MUA đối với ACB.
RỦI RO:
- Tăng trưởng tín dụng giảm tốc và NIM thu hẹp khi diến biến thị trường lãi suất chưa bớt căng thẳng.
- Chất lượng tài sản suy yếu