Báo cáo cập nhật ngành phân bón năm 2022

0
405

BÁO CÁO TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN NĂM 2022

I. TỔNG QUAN NGÀNH PHÂN BÓN

  1. TRÊN THẾ GIỚI: giá khí đốt tăng cao gây ra làn sóng cắt giảm công suất phân bón ở Châu Âu làm sụt giảm nguồn cung phân bón thế giới.

Giá nguyên liệu đầu vào diễn biến trái chiều sau giai đoạn hạ nhiệt kể từ xung đột Nga – Ukraine:

  • Giá than tại Trung Quốc có xu hướng đi ngang sau khi điều chỉnh trong tháng 3.

Giá khí tự nhiên tại Mỹ và Châu Âu đang có xu hướng tăng nhanh trở lại khi khủng hoảng khí đốt đang diễn ra ngày càng trầm trọng.        

Gần đây, thông tin về đường ống Nord Stream 1 và 2 đóng cửa đã khiến giá khí đốt tăng cao. Chúng tôi cho rằng việc Châu Âu giải quyết nguồn cung khí tự nhiên thay thế Nga là không dễ dàng do: (1) EU cần thời gian để xây dựng hạ tầng kỹ thuật vận chuyển và tiếp nhận khí tự nhiên từ bên ngoài cũng như nội bộ giữa các nước EU và (2) việc nhập khẩu LNG cũng bị hạn chế do thiếu các cảng tiếp nhận, kho chứa và công suất tái khí bị giới hạn.

Làn sóng cắt giảm công suất các nhà máy sản xuất hoá chất – phân bón tại Châu Âu.

Giá năng lượng cao ngất ngưởng đã buộc nhiều ngành công nghiệp ở châu Âu, bao gồm các hãng phân bón thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí phải tạm ngừng hoạt động. Trog thời gian tới, tình trạng cắt giảm sản lượng phân bón ở Châu Âu sẽ diễn ra trầm trọng hơn khi khu vực này bước vào mùa lạnh (T10 – T3 hàng năm), nhu cầu sử dụng khí đốt tăng cao sẽ đẩy chi phí sản xuất phân bón lên cao hơn nữa. Bên cạnh đó, nguồn cung phân bón ít có khả năng tăng mạnh trong ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt bởi các nhà máy sản xuất phân bón thường vận hành gần như tối đa công suất từ 85 – 100%.

Diễn biến giá Ure tại các thị trường trên thế giới: Giá Ure đã điều chỉnh mạnh kể từ đỉnh, diễn biến phân hoá tại khu vực Châu Á và các khu vực khác.

Diễn biến giá Ure tại các thị trường khá tương đồng trong năm 2021, tuy nhiên sự phân hoá diễn ra kể từ tháng 3/2022.

  • Giá Ure tại Mỹ, Trung Đông và Baltic đã lập đỉnh tháng 4 và tạo đáy trong tháng 6 sau đó phục hồi cho tới nay do khủng hoảng khí đốt tại Châu Âu khiến nguồn cung phân bón khu vực này sụt giảm. Hiện Ure tại Mỹ giao dịch quanh 614 USD/ tấn (-6% YTD, +45% YoY) và giảm 30% so với đỉnh tháng 4/2022.
  • Diễn biến Ure tại Trung Quốc và Ấn Độ lại trái ngược với các khu vực trên, cụ thể, Ure tại Trung Quốc và Ấn Độ giảm từ đầu năm tới tháng 3 trước khi lập đỉnh tại tháng 6, sau đó duy trì xu hướng giảm cho tới nay. Ure Trung Quốc hiện có giá khoảng 480 USD/ tấn (-43% YTD, +4 YoY) và giảm 30% so với đỉnh hồi tháng 6.

Nguyên nhân là do: (1) Trung Quốc sử dụng than để sản xuất Ure thay vì khí thiên nhiên như các quốc gia khác và (2) trong tháng 6 Nga không áp dụng hạn ngạch XK phân bón và tăng cường XK phân bón sang Trung Quốc, Ấn Độ với giá chiết khấu khoảng 30%.

Việt Nam tăng cường xuất khẩu Ure sang Ấn Độ khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu trong 6T/2022. Tỷ trọng nhập khẩu Ure từ Trung Quốc của Ấn Độ giảm từ 30 – 35% hàng năm xuống 12% trong 7T/2022 khi Trung Quốc áp dụng chính sách hạn chế xuất khẩu, trong thời gian này Việt Nam đã tăng cường xuất khẩu Ure sang Ấn Độ.

Hiện Ure tại các thị trường đồng loạt hồi phục 100 – 150 USD/tấn so với đầu tháng 8 nhờ: (1) EU cắt giảm nguồn cung phân bón do căng thẳng về khí đốt và (2) Ấn Độ mở đợt thầu 1 triệu tấn Ure cuối tháng 8 với giá trúng thầu khoảng 668 USD/ tấn.

2. TRONG NƯỚC

Chúng tôi cho rằng, diễn biến Ure trong nước có tương quan cao hơn với giá Ure Trung Quốc và Ấn Độ do (1) Trung Quốc là nhà xuất khẩu Ure lớn vào thị trường Việt Nam (~45% lượng phân bón nhập khẩu của Việt Nam là từ Trung Quốc); (2) Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn với Việt Nam trong việc xuất khẩu Ure tới các thị trường trong khu vực (Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Malaysia, …) và (3) Ấn Độ là nhà nhập khẩu Ure lớn nên các thông tin về đợt thầu của Ấn Độ như khối lượng đặt thầu và giá trúng thầu sẽ tác động đến giá trong khu vực và trên thế giới.

Diễn biến giá phân Ure trong nước và giá nguyên liệu đầu vào

Giá Ure nội địa và giá nguyên liệu đầu vào (FO Singapore) đang diễn biến theo hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất đạm khí như DCM và DCM. Giá Ure trung bình 8T/2022 cao hơn >60% so với trung bình cả năm 2021 trong khi con số này đối với dầu FO Singapore chỉ là 38%. Hiện giá Ure trong nước giao dịch quanh 14,325 VND/kg (+21.4% YoY) trong khi giá dầu FO Singapore đang cao hơn 19% svck 2021.

Nhu cầu tiêu thụ Ure năm 2022 có xu hướng giảm so với cùng kỳ 2021, đặc biệt giảm mạnh trong quý 2/2022.

Luỹ kế 7T/2022 trong nước tiêu thụ khoảng 840 nghìn tấn Ure thấp hơn khoảng 21% svck 2021, đạt 1,070 nghìn tấn Ure.

II. TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN TRONG NƯỚC THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI

Chúng tôi kỳ vọng giá gạo trong 2H/2022 sẽ cải thiện và thúc đẩy nhu cầu phân bón nội địa nhờ: (1) Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cấm và hạn chế xuất khẩu một số loại gạo và (2) hạn hán và điều kiện thời tiết xấu tại một số quốc gia trồng lúa khiến năng suất giảm. Giá gạo tấm 5% tại Việt Nam đã tăng gần 5% ngay sau thông báo cấm xuất khẩu của Ấn Độ thêm 20 USD/tấn và được dự báo sẽ tiếp tục tăng.

Trung Quốc – quốc gia Việt Nam nhập khẩu phân bón chủ đạo đã nới lỏng xuất khẩu nhưng vẫn ở mức thấp svck

Trung Quốc đã nới lỏng việc xuất khẩu phân bón từ tháng 6/2022, tuy nhiên lượng xuất khẩu vẫn thấp so với cùng kỳ 2021 và 2020. Trung bình 8T/2022 Trung Quốc xuất khẩu 130 nghìn tấn Ure, mức này thấp hơn so với cùng kỳ 2021 và 2020 lần lượt là – 50% và 64%.

Dù hạn chế xuất khẩu phân bón, Trong 7T/2022 Trung Quốc vẫn đứng đầu về thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 48.6% trong tổng lượng nhập khẩu phân bón của cả nước, đạt 945,809 tấn (-24.3% YoY) với giá trung bình 409 USD/tấn (+50.6% YoY).

III. CẬP NHẬT KẾT QUẢ KINH DOANH NỬA ĐẦU NĂM 2022

KQKD của các doanh nghiệp ngành phân bón khả quan trong 1H/2022 nhờ: (1) giá bán bình quân các sản phẩm chính tăng mạnh svck và có tốc độ tăng nhanh hơn so với giá khí đầu vào và (2) lượng tiêu thụ sản phẩm chính là Ure cao đã giúp lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành phân bón tăng trưởng đột biến.

Trong 6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp phân bón ghi nhận KQKD tích cực với doanh thu thuần, biên lợi nhuận gộp đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2021. Cụ thể:

  • DPM ghi nhận DTT và LNST 6T/2022 lần lượt đạt: 10,844 tỷ VND (+122% YoY) và 3,405 tỷ VND (+298% YoY) với biên lợi nhuận cải thiện từ 28% lên 44%.
  • DCM ghi nhận DTT và LNST 6T/2022 lần lượt đạt: 8,160 tỷ VND (+93% YoY) và 2,563 tỷ VND (+490% YoY) với biên lợi nhuận cải thiện từ 19% lên 41%.

Cụ thể trong nửa đầu năm 2022 trung bình giá Ure nội địa cao hơn 85% svck trong khi mức tăng này đối với dầu FO là 57% svck và sản lượng tiêu thụ Ure của DPM và DCM trong 1H/2022 cao hơn so với cùng kỳ lần lượt là 8% YoY và 3% YoY.

Nguồn cung phân bón bị thắt chặt do chiến tranh Nga- Ukraine và các lệnh cấm xuất khẩu đã khiến giá phân bón leo cao trong quý 1 giúp DPM và DCM ghi nhận doanh thu và biên lợi nhuận kỷ lục. Quý 2, kết quả kinh doanh các doanh nghiệp ghi nhận sự giảm tốc so với quý 1 do giá Ure điều chỉnh tuy nhiên vẫn đạt mức cao svck 2021, giá Ure trung bình quý 2 vẫn cao hơn 66% svck 2021.

IV. TRIỂN VỌNG NGÀNH PHÂN BÓN GIAI ĐOẠN CUỐI NĂM 2022 – ĐẦU 2023

Nhận thấy kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành phân bón phụ thuộc lớn vào biến động của giá hàng hoá, đặc biệt là giá Ure và giá dầu FO. Giá Ure trong nước đã trải qua đợt điều chỉnh từ tháng 6 – tháng 8 và chúng tôi kỳ vọng giá Ure nội địa sẽ phục hồi từ nay tới cuối năm nhờ:

  1. Kỳ vọng nhu cầu phân bón phục hồi nhờ vụ Đông xuân – vụ chính trong năm nhờ:

(1) ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao khiến khách hàng chuyển sang mua gạo của các nước châu Á, trong đó có Việt Nam; (2) nhu cầu thu mua gạo dự trữ của nhiều quốc gia tăng cao trước lo ngại cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài khiến giá lương tăng và (3) nguồn cung gạo trên toàn cầu giảm vì thời tiết khắc nghiệt ở các nước xuất khẩu lớn như Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh.

  1. Giá Ure thế giới phục hồi nhờ nguồn cung thế giới sụt giảm và nhu cầu cải thiện kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá Ure nội địa phục hồi cuối năm 2022:

Kỳ vọng nguồn cung Urê sẽ giảm nhờ: (1) giá khí tự nhiên ở Châu Âu neo ở mức cao cùng với chi phí sản xuất tăng cao khiến các nhà sản xuất phân bón khu vực này cắt giảm sản lượng và (2) Trung Quốc bước vào mùa vụ chính trong năm nên chính sách xuất khẩu sẽ tiếp tục duy trì sự kiểm soát như hiện tại, tương ứng mức giảm từ 20 – 25% sản lượng xuất khẩu Ure so với năm 2021.

Đồng thời, Ấn Độ tiếp tục mở các đợt thầu lớn cho mùa vụ Kharif của quốc gia này vào dịp cuối năm kỳ vọng sẽ cải thiện nhu cầu Ure thế giới và hỗ trợ phục hồi giá Ure thế giới.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here