BID – Định giá hiện tại đã phù hợp để đầu tư dài hạn ? (cập nhật KQKD Q3)

0
96

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP BID

Kết quả kinh doanh quý 3:

Trong quý 3/2022, ước tính BID có thể ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt khoảng 6 nghìn tỷ đồng tăng 120% so với cùng kỳ trong quý 3 năm 2022, được thúc đẩy bởi tăng trưởng dư nợ tín dụng và số dư huy động lần lượt là 10,5% và 2% so với đầu năm và NIM ổn định so với quý trước.

Tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của BID sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm trước khi chậm lại trong 6 tháng đầu năm 2023. Hiện tại, dự báo lợi nhuận trước thuế của BID cho năm 2022 là 21,2 nghìn tỷ đồng (tăng 56% so với cùng kỳ).

I. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:

CASA duy trì ở mức ổn định so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Về tỷ lệ CASA thì hầu như các ngân hàng đều cho thấy sự sụt giảm vì sau dịch mọi người đều tập chung vào kinh doanh và chú trọng sản xuất nên nhu cầu về tiền sẽ cao hơn, tuy nhiên vẫn có một số ngân hàng có động thái tích cực hơn khi chỉ số CASA Q2 cao hơn so với năm trước như MSB, VCB nhờ các chính sách vượt trội về chất lượng dịch vụ của mình. Trong khi đó, BID có tỷ lệ CASA duy trì ổn định và ngang bằng so với cùng kỳ thì có thể cho đây là tín hiệu tích cực giữa giai thị trường đầy biến động như hiện nay.

Thời gian gần đây, lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất đầu ra không thể tăng tương ứng do NHTM phải thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, NHNN giữ ổn định lãi suất cho vay. Điều này đã khiến NIM của các ngân hàng ngày càng mỏng. Cùng với đó, room tín dụng không còn nhiều nên lợi thế sẽ nghiêng về những ngân hàng có giá vốn đầu vào thấp và có nhiều sản phẩm dịch vụ phi tín dụng. Doanh nghiệp nào duy trì được tỷ lệ CASA tốt sẽ có lợi thế về nguồn vốn rẻ này sẽ giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí vốn đầu vào, có thêm điều kiện giữ ổn định lãi suất cho vay.

Việc cải thiện chất lượng tài sản và cơ sở vốn sẽ từng bước nâng cao khả năng sinh lời và hiệu quả tổng thể của ngân hàng.

Chất lượng tài sản từng bước được cải thiện sau khi xử lý trái phiếu VAMC. Tỷ lệ hình thành nợ xấu giảm từ nền cao xuống mức hiệu quả hơn, hỗ trợ NIM sau điều chỉnh rủi ro. Khả năng sinh lời và hiệu quả tổng thể sẽ được củng cố cũng như sức khỏe bảng cân đối nhờ vào tiềm năng tăng vốn, từ đó mang lại khả năng mở rộng tốt.

Thu nhập lãi thuần tăng 17% YoY trong 6T22 trong khi tổng thu nhập tăng 9%. Thu nhập phí giảm mạnh do miễn phí phí giao dịch. Nếu điều chỉnh cho khoản này, tăng trưởng thu nhập phí sẽ là 14%YoY trong 6T theo ước tính của chúng tôi.

Sức khỏe bảng cân đối cải thiện tốt. Tỷ lệ nợ xấu không đổi ở mức 1,0%. Nợ cơ cấu giảm còn 15 nghìn tỷ trong khi tổng dư nợ khách hàng cơ cấu giảm xuống còn khoảng 50 nghìn tỷ. BID đã trích lập dự phòng đầy đủ cho nợ cơ cấu, khoảng 21,8 nghìn tỷ, đồng nghĩa tỷ lệ bao phủ nợ xấu điều chỉnh là 119% thay vì tỉ lệ công bố là 263%.

Tốc độ tăng trưởng bền vững và phù hợp được tài trợ bởi lợi thế huy động vốn

BID là một trong những NH lớn nhất về tổng tài sản, cho vay và cơ sở tiền gửi, đồng nghĩa sở hữu mạng lưới rộng lớn và thương hiệu trong việc huy động mà BID có thể tận dụng để cung cấp dịch vụ tại quy mô lớn và tăng trưởng cơ sở huy động với khả năng định giá cạnh tranh. Lợi thế nguồn vốn tạo nền tảng cho tăng trưởng trong các chu kỳ chi phí cao.

BID duy trì tốt động lượng từ Q4/21. Chi phí tín dụng là động lực chính, đặc biệt trong Q2/22. Chúng tôi kỳ vọng BID thúc đẩy tăng trưởng LN lên 79% YoY trong nửa sau năm 2022 trước khi bình thường hóa về mức 14% YoY năm 2023. Điểm mấu chốt vẫn là chi phí tín dụng. Chúng tôi kỳ vọng chi phí tín dụng biên giảm xuống mức bền vững hơn vào năm 2023 (1,6-1,7%).

Tuy nhiên, với các khoản dự phòng chưa hoàn nhập lớn đối với nợ cơ cấu, BID sẽ có một vùng đệm tăng trưởng vững chắc có thể gây bất ngờ cho dự báo của chúng tôi trong trường hợp khách hàng phục hồi tốt (đặc biệt là các doanh nghiệp lớn), tỉ lệ chuyển nhóm thấp ở nợ cơ cấu và hạ cánh mềm của kinh tế toàn cầu. => đây sẽ là tác động tích cực đối với lợi nhuận của BID nếu khoản dự phòng này được hoàn nhập trong thời gian tới. (Trong ngắn hạn, BID chưa có ý định hoàn nhập dự phòng)

Chất lượng tín dụng được cải thiện.

Lần đầu tiên kể từ năm 2017, BID đã đưa thành công các chỉ số chất lượng tín dụng của mình xuống tương đương với mức bình quân của ngành vào quý 1/2022. Quý 1/2022 cũng là lần đầu tiên tỷ lệ nợ xấu cộng tỷ lệ xử lý nợ bằng dự phòng và số dư VAMC thuần trên tổng dư nợ của BID được đưa xuống mức thấp hơn CTG. Các khoản nợ tái cơ cấu trong quý 1/2022 của BID cũng có sự cải thiện đáng kể khi các khoản nợ tái cơ cấu trên tổng dư nợ giảm xuống 1,48% từ 1,85% trong quý 4/2021. Chúng tôi tin rằng năm 2022 sẽ đánh dấu một cột mốc mới đối với BID. Với bảng cân đối kế toán lành mạnh hơn và trích lập dự phòng thấp hơn, chúng tôi kỳ vọng LNST sau lợi ích CĐTS của BID sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 22,3% trong giai đoạn 2022-2025.

Nhờ việc tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua, tỷ lệ nợ xấu (NPL) hết Q2/2022 của BID dù có tăng nhẹ lên 1,02% từ mức 0,97% đầu năm nhưng vẫn ở mức thấp trong ngành. Bên cạnh đó, BID đã nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao kỷ lục 263% từ mức 259% Q1 và trích lập dự phòng đủ 100% cho các khoản nợ tái cơ cấu (thay vì phân bổ trong 3 năm) sẽ tạo bộ đệm vững chắc về tài sản cùng cơ hội hoàn nhập trong tương lai khi các khoản nợ xấu được xử lý.

NIM sẽ tiếp tục được cải thiện giai đoạn tới mặc dù chịu áp lực từ việc tăng lãi suất của NHNN. Trong quý II, NIM của BIDV đạt 3,08%, cải thiện 21 điểm cơ bản so với quý trước và 53 điểm cơ bản so với cùng kỳ, nhờ vào các yếu tố:

Nguồn tiền gửi dồi dào từ Kho bạc Nhà nước Việt Nam (STV) đã giúp giảm bớt áp lực huy động vốn từ khách hàng.

Tiếp tục đẩy mạnh cho vay bán lẻ cho giai đoạn tiếp theo, tài sản được cấu trúc theo hướng ưu tiên cho vay bán lẻ với mức lợi suất cao hơn. Bằng việc tiếp tục tăng cường cho vay bán lẻ và khả năng hoàn nhập các khoản lãi dự thu theo dõi ngoại bảng liên quan đến các khoản vay tái cơ cấu, hệ số NIM của BIDV sẽ tiếp tục được cải thiện trong năm nay.

Tích cực chuyển đổi số giúp tăng quy mô khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Kế hoạch tăng vốn: Năm nay, BID có kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 10.623 tỷ đồng lên mức 61.208 tỷ đồng thông qua 2 hình thức: (1) phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 12%, và (2) phát hành thêm 9% dưới hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ, dự kiến thực hiện trong 2022-2023. Điều này sẽ giúp ngân hàng bổ sung nguồn lực về vốn và cải thiện hệ số an toàn vốn CAR, mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Định giá cổ phiếu rẻ.

Về chỉ số P/B của nhóm ngành nhân hàng hiện nay đều rơi dưới mức P/B trung bình 3 năm, giá trị đã về dưới ước tính giá trị sổ sách nên tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn tới sẽ là rất lớn, kích thích thu hút được nguồn vốn đầu tư từ thị trường chứng khoán.

II. RỦI RO

  1. Tỷ lệ cho vay không còn nhiều khi hạn mức tín dụng đã gần như full room, kỳ vọng sẽ có đợt nới nhưng % còn lại so với nhu cầu tín dụng là rất thấp
  2. Cần tăng vốn để duy trì tăng trưởng cho vay trong tương lai, gây ra rủi ro pha loãng.
  3. Trong bối cảnh chịu áp lực của lạm phát và tỷ giá leo thang thì NIM chịu áp lực do lãi suất đầu vào có xu hướng tăng trong khi lãi suất cho vay khó tăng theo tương ứng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here