BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG: NGÀNH THÉP
I. THỊ TRƯỜNG THÉP TRÊN THẾ GIỚI
- Sản lượng thép thế giới
Sản lượng thép thô thế giới tháng 8 tiếp tục giảm do giá nguyên liệu giảm mạnh. Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt 150,6 triệu tấn trong tháng 8, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, bất ngờ ghi nhận sản lượng tăng nhẹ trong tháng 8 khi đạt 83,9 triệu tấn, tăng 0,5% so với tháng 8/2021. Trừ Ấn độ, Iran, Trung Quốc thì các nước có sản lượng thép thô lớn khác như Mỹ, Nga, Nhật Bản … vẫn tiếp tục giảm.
2. Diễn biến xuất nhập khẩu
a. Tình hình xuất khẩu
Nhật Bản: Theo số liệu từ Liên đoàn Sắt thép Nhật Bản (JISF), xuất khẩu thép nước này đạt gần 2.505.611 tấn trong tháng 8, tăng 1% với tháng liền trước và giảm 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Thái Lan trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật trong tháng 8 với lượng xuất khẩu đạt 472.663 tấn, tăng 2,5% so với tháng trước và giảm 15,8% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đó là Hàn Quốc với 371.606 tấn; Trung Quốc với 323.903 tấn…
Mỹ: Theo số liệu từ US International tradae commission, giá trị xuất khẩu sắt thép và các sản phẩm sắt thép của Mỹ trong tháng 8 đạt 1.670,16 triệu USD, giảm 3,4% so với tháng trước.
b. Tình hình nhập khẩu
Nhật Bản: Theo JIFS, Nhật Bản đã nhập khẩu 658.710 tấn thép trong tháng 8, tăng 5,9% so với tháng trước và tăng 13,2% với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc tiếp tục là nước xuất khẩu nhiều sắt thép nhất sang Nhật với 261.475 tấn trong tháng 8.
Mỹ: Giá trị nhập khẩu sắt thép của Mỹ trong tháng 8 đạt gần 2.588,71 triệu USD, giảm 1,13% so tháng trước, theo Trading Economic.
3. Diễn biến giá
Những hậu quả của thế giới hiện đại của các nền kinh tế liên kết với nhau được thấy rõ ràng hơn khi các xung đột chiến tranh. Khi thế giới đang đứng trước bờ vực của một cuộc suy thoái tiềm ẩn sâu sắc, một phần là xung đột Nga – Ukrainaie, ngành thép đã trở thành một thiệt hại rõ ràng.
Mặc dù phương trình rất đơn giản – cầu giảm kéo theo cung giảm nhưng lý do là rất nhiều và phức tạp. Tại châu Âu , ArcelorMittal – nhà sản xuất thép lớn thứ hai thế giới, đã ngừng hoạt động các lò cao ở Đức, Pháp, Ba Lan và Tây Ban Nha và dự báo sản lượng ở châu Âu sẽ thấp hơn 17% so với năm ngoái. Adolfo Aiello, Phó giám đốc liên đoàn thép châu Âu, Eurofer cho biết: “Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng không được giải quyết trong thời gian ngắn, tình trạng ngừng sản xuất tạm thời có thể trở thành vĩnh viễn”.
Theo đó, giá nguyên liệu sản xuất thép biến động mạnh, cụ thể giá các loại quặng sát, thép phế, than cốc hồi đầu quý II và quý III/2022 đến nay liên tục giảm, với mức giảm 50% so với hồi quý I/2022, các doanh nghiệp sản xuất thép bị ảnh hưởng rất lớn, hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn, hiệu quả thép.
Diễn biến giá thị trường nguyên liệu sản xuất thép:
- Giá than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc ngày 6/10/2022 giao dịch ở mức khoảng 255,5 USD/tấn FOB, giảm hơn nữa so với mức 520 USD hồi tháng 4/2022 trước đó.
- Quặng sắt loại (62%) ngày 6/10/2022 giao dịch ở mức 95,45 -95,95 USD/Tấn CFR cảng thiên tân, Trung Quốc, giảm khoảng 2,3 USD/tấn so với thời điểm tháng 9/2022
Mức giá giảm khoảng 114-116 USD/tấn so với mức giá cao nhất được ghi nhận hồi đầu tháng 5/2021 (tương đương 210-212 USD/tấn).
- Sản lượng sắt và thép gia tăng ở các nước mới nổi, và lượng thép phế liệu sẵn có ở Trung Quốc, do đó làm tăng việc sử dụng các lò điện hồ quang, dự kiến sẽ thúc đẩy nhu cầu cho thị trường, trong giai đoạn dự báo.
- Giá than cốc tăng cao, dẫn đến nguồn cung bị thắt chặt, cùng với những hạn chế khác, chẳng hạn như sự tăng trưởng hạn chế của điện cực than chì ở Trung Quốc và sự hợp nhất của ngành điện cực than chì, có khả năng cản trợ tăng trưởng thị trường. Sản lượng thép gia tăng thông qua công nghệ lò điện hồ quang ở Trung Quốc được kỳ vọng là cơ hội cho thị trường trong tương lai
4. Dự báo
Hiệp hội Thép Thế giới dự kiến, nhu cầu thép toàn cầu sẽ giảm 2,3% trong năm nay, điều chỉnh dự báo từ mức tăng 0,4%. Hiệp hội cho biết môi trường kinh tế toàn cầu đã xấu đi đáng kể, do lạm phát cao và các động thái tăng lãi suất, song song đó là sự suy thoái của Trung Quốc do chính sách Zero COVID và sự yếu kém của lĩnh vực bất động sản.
Theo Hiệp hội, sự sụt giảm của thị trường bất động sản ngày càng sâu sắc, với việc đầu tư vào bất động sản đang chậm lại ở mức tồi tệ nhất trong 30 năm. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản, dự kiến sẽ không có sự thay đổi lớn vì niềm tin của người mua vẫn yếu do các biện pháp COVID-19 nghiêm ngặt và sự phá sản của các nhà phát triển
II. THỊ TRƯỜNG THÉP TRUNG QUỐC
- Sản lượng
Theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS), sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9 đạt 86,95 triệu tấn, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính riêng quý III, sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 252,25 triệu tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu và các đợt hạn chế sản xuất thép trong mùa đông ở Trung Quốc không để lại nhiều hy vọng cho sự phục hồi của thị trường thép quý IV.
Tuần đầu tiên của tháng 10, tình hình dịch Covid-19 ở Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn và một số khu vực bị đóng cửa. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu thị trường thép.
Theo Hiệp hội thép Trung Quốc (CISA), trong thời gian từ ngày 1-10/10, các nhà sản xuất thép thành viên CISA đã sản xuất 21,08 triệu tấn thép thô, 19,16 triệu tấn gang và 20,17 triệu tấn sản phẩm thép.
Ước tính trong thời gian từ ngày 01 – 10/10, Trung Quốc sản xuất 28,21 triệu tấn thép thô 24,51 triệu tấn gang và 37,86 triệu tấn sản phẩm thép.
Trong tháng 10, dự báo công suất vận hành của các dây chuyền sản xuất thép cuộn cán nóng (HRC) có thể giảm nhẹ. Gần đây, giá thép xây dựng tại thị trường nội địa Trung Quốc cao hơn giá HRC nên một số nhà máy thép đã chuyển sang sản xuất thép xây dựng. Ngoài ra, do thua lỗ, một số nhà máy thép đã tăng cường bảo trì dây chuyền sản xuất HRC. Vào tháng 10, sản lượng của một số nhà máy thép có thể bị giảm do hạn chế sản xuất bảo vệ môi trường mùa thu và mùa đông ở miền Bắc Trung Quốc và kiểm tra an toàn trong Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20
2. Xuất nhập khẩu, tồn kho
Trong quý III, Trung Quốc nhập khẩu 2,57 triệu tấn thép thành phẩm và ở chiều ngược lại xuất khẩu 17,73 triệu tấn, tương ứng giảm 23,2% và tăng 13,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với quặng sắt, hàng tồn kho của Trung Quốc đang có xu hướng tăng nhẹ trở lại, sau khi giảm mạnh từ đầu tháng 9. Tuy nhiên mức tồn kho hiện nay cũng gần tương đương so với cùng kỳ năm ngoái.
Đối với thép thành phẩm, hàng tồn kho của các thành viên CISA đạt 16,32 triệu tấn trong thời gian từ ngày 1 -10/10, tăng 434.000 tấn, tương đương 2,7% so với tuần trước đó.
Tại ngày 29/9/2022, tồn kho thép cán nóng HRC ở các thị trường lớn là 2,41 triệu tấn, giảm 302.900 tấn (tương đương 11,1%) so với cuối tháng 8. Tồn kho HRC do các nhà máy thép nắm giữ tổng cộng là 937.200 tấn, tăng 70.600 tấn (tương đương 8,1%) so với cuối tháng 8.
Trong tháng 9, tồn kho toàn thị trường thấp hơn 569.200 tấn so với cùng kỳ năm trước, tồn kho nhà máy cao hơn cùng kỳ năm trước 207.400 tấn và tổng lượng tồn kho toàn thị trường và nhà máy thấp hơn 361.800 tấn so với cùng kỳ, tương ứng giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Hiện tại, người dùng hạ nguồn chỉ mua theo nhu cầu thực tế, thương nhân lo lắng rủi ro cao nên gần đây chủ yếu bán hàng thu tiền mặt và đặt hàng thận trọng nên lượng hàng tồn kho trên thị trường của HRC tiếp tục giảm, lượng hàng tồn kho của nhà máy HRC tăng nhẹ và áp lực bán hàng gia tăng. Dự kiến, hàng tồn kho trên thị trường và hàng tồn kho nhà máy sẽ giảm dần trong tháng 10 do nhu cầu thép được giải phóng.
3. Diễn biến giá
Giá thép Trung Quốc hiện nay giảm hơn 8% so với thời điểm đầu quý III và giảm 21% so với mức đỉnh trong năm nay. Tuần đầu tháng 10, giá quặng sắt nhập khẩu giảm và thép bán thành phẩm trong nước giảm. Giá phôi thép tiêu chuẩn xuất xưởng tại Đường Sơn giảm 40 – 80 nhân dân tệ xuống 3.650 NDT/tấn, giá phế liệu trong nước giảm tại nhiều khu vực lớn.
Trong tháng 9, giao dịch thép trên thị trường tăng so với tháng 8 và lượng hàng tồn kho trên thị trường giảm đáng kể. Tuy nhiên, lượng hàng tồn kho của nhà máy tăng nhẹ và áp lực giá cũng tăng theo. Hiện tại, giá nguyên, nhiên liệu vẫn ở mức cao và giá thành sản xuất của các nhà máy thép vẫn ở mức cao (tính đến ngày 30/9, giá thành HRC Q235B 5,75mm là 4.204 NDT/tấn). Gần đây, việc bảo trì dây chuyền sản xuất HRC ở các nhà máy tiếp tục tăng lên, trong khi phía bắc Trung Quốc sắp bước vào mùa đông, nên nguồn cung vào cuối năm có thể thu hẹp lại.
Bên cạnh đó, hậu quả từ cuộc chiến giữa Ukraine – Nga vẫn đang gây khó khăn cho thị trường do nguồn cung quặng cạn kiệt, trong khi cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng, cản trở sản lượng thép của châu Âu.
Giá quặng giảm sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất lớn, chẳng hạn như BHP Group, Rio Tinto, Vale SA, và những người khác ở Úc và nhà cung cấp số 2 Brazil. Các nhà phân tích tại J.P. Morgan đã cắt giảm dự báo giá quặng sắt của họ vào tháng trước, từ 133 USD/tấn xuống 103 USD/tấn trong nửa cuối năm 2022, từ 133 USD và trong năm tới, từ 105 USD xuống 94 USD
III. THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
- Sản lượng và tiêu thụ thép Việt Nam
Theo báo cáo mới nhất vừa được Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) công bố, trong tháng 9/2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,446 triệu tấn, tăng 23,41% so với tháng 8/2022 và tăng 1,7% so với cùng kỳ 2021; tiêu thụ thép các loại đạt 1,998 triệu tấn, giảm 7,19% so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ 2021.
Tính chung 9 tháng năm 2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 20,808 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép thành phẩm đạt 19,261 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.
2. Giá thép trong nước
Theo dữ liệu của Steel Online, ngày 12/10, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồng loạt hạ từ 610.000-970.000 đồng/tấn với các sản phẩm thép xây dựng, còn khoảng 14,3-14,6 triệu đồng/tấn.
Đáng chú ý, chỉ trong vòng một tuần (từ 5/10 đến 12/10), Hòa Phát đã có 3 đợt điều chỉnh giảm giá thép. Giá thép cuộn CB240 sau khi giảm 720.000 đồng/tấn còn 14,5 triệu đồng/tấn và thép thanh vằn D10 CB300 giảm 830.000 đồng/tấn xuống còn 14,6 triệu đồng/tấn. Kể từ tháng 5 đến tháng 9, giá thép trong nước đã điều chỉnh giảm 15-16 lần, với tổng mức giảm khoảng 3,7-3,9 triệu đồng/tấn tuỳ thuộc thương hiệu và từng chủng loại sản phẩm.
a. Nhập khẩu
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8/2022, nhập khẩu thép thành phẩm vào Việt Nam đạt 785 nghìn tấn với kim ngạch đạt 848,9 triệu USD, giảm 13,65% về lượng và giảm 17,76% về trị giá so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước giảm 8,94% về lượng và giảm 11,29% về trị giá.
Tính chung 8 tháng năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 8,18 triệu tấn với trị giá hơn 8,8 tỷ USD, giảm 7,97% về lượng, nhưng tăng 14,11% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (46,01%), Nhật Bản (15,67%), Hàn Quốc (11,12%), Đài Loan (9,09%) và Ấn Độ (7,22%)
b. Xuất khẩu:
Về tình xuất khẩu, số liệu cập nhật đến tháng 8/2022 cho thấy, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 513,74 nghìn tấn, giảm 16,26% so với tháng trước và giảm 65,82% so với cùng kì năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 457,61 triệu USD, giảm 29,02% so với tháng 7/2022 và giảm 68,25% so với cùng kỳ năm 2021. Tính chung 8 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 5,92 triệu tấn thép giảm 30,27% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,08 tỷ USD giảm 13,35% so với cùng kỳ năm 2021.
3. Dự báo
Nhận định về thị trường thép trong nước từ nay đến cuối năm, VSA cho rằng trong quý IV/2022 mới có thể khởi sắc, bởi theo thông lệ đây là giai đoạn nhu cầu thép tăng lên khi các công trình xây dựng gấp rút đẩy mạnh tiến độ. Tuy nhiên, nhu cầu có tăng hay không vẫn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là khi tồn kho của các doanh nghiệp vẫn ở mức cao, cần thời gian để xử lý. Hơn nữa, tốc độ giải ngân đầu tư công hiện nay vẫn còn khá chậm. Ngoài ra, nhu cầu của thế giới vẫn đang ở mức thấp nên dù châu Âu và Trung Quốc có đang giảm sản lượng thì Việt Nam cũng chưa thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.
Trong báo cáo cập nhật vừa công bố, Chứng khoán VNDirect cho rằng đã có một số tín hiệu tích cực ở nhu cầu thép tại cả Trung Quốc và Việt Nam trong thời gian gần đây.
Với mức tăng trưởng GDP dưới 5% trong 4 quý liên tiếp (tính tới quý II20/22) cũng như các đợt bùng phát của COVID-19 gần đây, Chính phủ Trung Quốc được kỳ vọng sẽ hành động mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng thường chiếm khoảng 20-25% tổng sản lượng tiêu thụ thép của quốc gia này.
Vào đầu tháng 6, Chính phủ Trung Quốc cũng đã chỉ thị cho các ngân hàng chính sách quốc doanh tăng hạn mức tín dụng thêm 120 tỷ USD để hỗ trợ tài chính cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng.
VCBS cũng nhận thấy chu kỳ giá thép hiện nay có điểm tương đồng với giai đoạn 2013 – 2016 khi nhu cầu tiêu thụ thép tại Trung Quốc sụt giảm mạnh do thị trường bất động sản Trung Quốc chững lại, từ đó giá thép đi vào giai đoạn giảm giá dài. Đây là giai đoạn các nhà sản xuất thép phải hạn chế sản xuất.
Tuy nhiên vào năm 2016 khi chính phủ Trung Quốc triển khai hàng loạt chính sách kích thích thị trường bất động sản và thắt chặt nguồn cung thép thì giá thép đã cho mức tăng giá rất ấn tượng.
Bên cạnh đó chính phủ cũng đang khẩn cấp rà soát các vấn đề về pháp lý và hoàn thiện khung pháp luật liên quan tới lĩnh vực bất động sản để tháo gỡ những khó khăn giúp thị trường bất động sản phát triển ổn định hơn. Nguồn cung bất động sản hồi phục và chính sách đẩy mạnh đầu tư công sẽ là động lực lớn giúp thúc đẩy sản lượng tiêu thụ thép.
Tương tự, trong báo cáo mới đây, Agriseco cho rằng, tình trạng thiếu hụt năng lượng có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn tại châu Âu khiến một số ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng phải cắt giảm sản lượng, bao gồm sản xuất thép, những hiệu ứng tích cực cho nhóm cổ phiếu thép trong ngắn hạn và có thể tạo ra những cơ hội cải thiện hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường châu ÂU.
(Nguồn: Vietbiz)