Chỉ số RSI là gì? Cách sử dụng RSI hiệu quả

0
96

RSI là chỉ báo gì trong phân tích chứng khoán?

Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI được viết tắt bởi Relative Strength Index) là một chỉ báo động lượng đo lường mức độ thay đổi giá gần nhất, để xem xét điều kiện quá mua hoặc quá bán cho cổ phiếuforex hoặc tài sản khác. RSI được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị được di chuyển giữa hai điểm cực trị) có giá trị từ 0 đến 100.

Hàm ý của chỉ báo RSI trong phân tích chứng khoán

Như đã đề cập ở phần giới thiệu chỉ báo, chỉ báo RSI thường được diễn giải dưới dạng đường xu hướng trong biên độ từ 0  – 100 điểm. Ở vùng dưới 30 điểm, giá cổ phiếu được xem là quá bán và có khả năng sẽ đảo chiều tăng, và ở vùng trên 70 điểm, giá cổ phiếu được xem là quá mua và có khả năng đảo chiều tăng.  

Ở vùng trung bình, tức 50 điểm, nhà đầu tư có thể xem đó là vùng hỗ trợ/kháng cự mà ở đó khi chỉ báo RSI giảm từ vùng quá mua xuống vùng 50 điểm được xem là hỗ trợ, nhà đầu tư có thể cân nhắc vị thế mua vào. Và khi chỉ báo RSI tăng từ vùng quá bán lên vùng 50 điểm, nhà đầu tư có thể cân nhắc vị thế bán ra.

Tuy nhiên, việc hiểu và sử dụng RSI theo các vùng 30, 50 và 70 điểm có thể gây ra những quyết định sai lầm đòi hỏi người phân tích phải có góc nhìn khác về chỉ báo RSI.

Cách dùng chỉ báo RSI hiệu quả trong đầu tư chứng khoán

Sử dụng theo xu hướng

Như cách ta phân loại chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng, nhằm xác định xu hướng tiếp diễn của giá, thì tùy theo xu hướng của giá mà ta sẽ có cách sử dụng khác nhau. Như ví dụ bên dưới về cổ phiếu HPG, trong xu hướng tăng giá, chỉ báo RSI thường sẽ không chạm vùng 30 điểm trở xuống, nên ở những vùng RSI dưới 40 nhà đầu tư có thể lựa chọn vị thế mua vào.

Ngược lại, trong xu hướng giảm của cổ phiếu, RSI ở trên vùng 60 hoặc 70 điểm (tùy theo khẩu vị rủi ro) mà nhà đầu tư có thể lựa chọn việc bán ra/chốt lời. Việc cân nhắc những vị thế mua vào ở vùng RSI dưới 30 điểm cũng có thể là một chiến thuật tốt, nhưng đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ.

Vẽ xu hướng cho đường RSI

Ta có thể vẽ các đường xu hướng cho chỉ báo RSI để xác định điểm mua và bán.

Trong xu hướng giảm của RSI, thì đường xu hướng sẽ là kháng cự mà ở đó khi đường RSI phá vỡ đường kháng cự sẽ cho điểm mua.

Ngược lại, trong xu hướng tăng của RSI, đường xu hướng sẽ là hỗ trợ, khi đường RSI phá đường hỗ trợ báo hiệu điểm bán.

Sử dụng chỉ báo RSI phân kỳ

Chỉ báo RSI phân kỳ giúp nhà đầu tư xác định những điểm mà ở đó xu hướng đảo chiều sẽ diễn ra.

Khi xu hướng của chỉ báo RSI giảm, nhưng giá cổ phiếu tăng => RSI phân kỳ âm, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều giảm.

Khi xu hướng của chỉ báo RSI tăng, nhưng giá cổ phiếu giảm => RSI phân kỳ dương, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều tăng.

                                                                                        Nguồn: Viet Capital Securities

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here