CTG – CẦN THÊM YẾU TỐ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH MÌNH TRONG BỐI CẢNH KHÓ KHĂN (cập nhật)

0
111

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP CTG

KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022:

CTG báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2022 với lợi nhuận trước thuế trong quý ghi nhận tăng trưởng hơn 45% so với cùng kỳ năm trước, mang về 5.349 tỷ đồng. Phần lớn các mảng kinh doanh chính đều ghi nhận tăng trưởng tích cực trong quý cuối năm. Thu nhập lãi thuần tăng trưởng 23,6% đạt 12.847 tỷ đồng. Lãi thuần từ mảng dịch vụ tăng 53% mang về hơn 1.785 tỷ đồng; lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối đạt 1.129 tỷ đồng gấp gần 2,5 lần cùng kỳ năm trước.

Luỹ kế cả năm 2022, lợi nhuận trước thuế của VietinBank đạt 21.113 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt hơn 16.972 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2021.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:

Kiểm soát chất lượng tài sản là mục tiêu chính cho năm 2023.

Là một trong bốn NH thương mại lớn nhất tại Việt Nam, ưu tiêu hàng đầu của CTG không phải là mở rộng quy mô mà là tăng trưởng bền vững để đảm bảo chất lượng tài sản. o đó, tổng tín dụng BĐS của NH tại cuối năm 2022 chỉ đạt xấp xỉ 21% tổng cho vay – thuộc mức thấp nhất trong số các NH có cùng quy mô. Hơn nữa, tỷ trọng danh mục đầu tư (TP Chính phủ và TP doanh nghiệp) trong Tổng tài sản sinh lời của NH cũng giảm từ 6,2% tại cuối 2021 về 4,9% tại cuối năm 2022 – hệ quả trong môi trường lãi suất tăng cao.

Về mặt chất lượng tài sản, tỷ trọng nợ xấu của CTG duy trì svck ở mức 1,2% tại cuối năm 2022. Theo chia sẻ của BLĐ, kiểm soát chất lượng tài sản vẫn là ưu tiên hàng đầu của CTG trước những biến đổi khó lường của thị trường vĩ mô trong nước và quốc tế.

Trong năm 2022, tỷ lệ xóa nợ xấu cũng ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử NH (1,7%) do CTG đã chủ động trích lập dự phòng rủi ro và có nguồn lực tài chính, nhưng vẫn đảm bảo hoàn thành kế hoạch kinh doanh theo chỉ tiêu ĐHĐCĐ giao.

Do đó, chúng tôi tăng chi phí tín dụng giai đoạn 2023-25 từ mức 1,65%/1,45%/1,2% lên 1,8%/1,5%/1,5% để phản ánh quan điểm thận trọng của NH đối với viêc kiểm soát chất lượng tài sản. Chúng tôi cũng kỳ vọng NH sẽ đạt được mức tăng trưởng cho vay 10% cho năm 2023 so với mức tăng 9,5% ở dự báo trước đó khi mà TT26 đã cởi bỏ một phần nút thắt về trần LDR của NH trong nhiều năm.

NIM ổn định và thu nhập ngoài lãi là động lực tăng trưởng chính cho năm 2023-24.

Dự phóng NIM của CTG duy trì ở mức 2,9% – 3% trong giai đoạn này, dựa trên các chiến lược chủ động của NH để duy trì NIM. Tuy nhiên, NIM của NH vẫn duy trì cùng mức 3% svck do nhà băng đã chủ động cải thiện lợi suất cho vay, bù đắp cho phần tăng từ chi phí vốn.

Trong năm 2022, CTG đã ghi nhận 16.650 tỷ đồng (+46.5% svck) thu nhập ngoài lãi, nhờ có 69% tăng trưởng từ thu hồi nợ XLRR và ghi nhận khoản phí trả trước từ banca.

Một điểm sáng nữa là thu nhập phí đạt 6.090 tỷ đồng trong 2022 (+23% svck), trong đó thu từ dịch vụ bảo hiểm và các HĐKD khác (doanh thu của VBI, phí hoa hồng với Manulife, phí từ hoạt động xuất – nhập khẩu) cho thấy tăng trưởng ấn tượng (+35% svck).

Tăng vốn vẫn là nhu cầu cấp bách.

Chúng tôi nhận thấy thanh khoản vẫn là vấn đề lớn của NH trong năm 2023 khi mà tỷ lệ CAR của NH vẫn duy trì ở mức thấp trong nhóm các NH cùng quy mô. Trong năm 2023, chúng tôi kỳ vọng CTG có thể thực hiện kế hoạch phát hành cổ phiếu để trả cổ tức trước đó, nếu không nguồn vốn cũng như thị phần của NH sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng do cạnh tranh gay gắt từ nhóm NH tư nhân.

RỦI RO: chi phí tín dụng cao hơn so với dự kiến.

(Nguồn: Vndirect)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here