Đánh giá chi tiết BCTC Q4/2022: Khang Điền (KDH)

0
109

CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (Nhà Khang Điền – Mã: KDH) đã công bố báo cáo tài chính quý IV/2022 với doanh thu thuần ghi nhận 1.234 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

1.Tiền và tương đương tiền tăng gấp đối so với đầu năm nhưng xấp xỉ so với quý trước. Chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi Ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi suất 4.6-6%/năm .

2.Khoản phải thu tăng gần 1000 tỷ so với đầu năm nhưng chỉ tăng hơn 300 tỷ so với quý trước đó. Phần lớn đến từ việc Trả trước tiền mua Quyền sử dụng đất.

3.Hàng tồn kho tăng hơn 60% so với đầu năm và xấp xỉ quý trước. Dòng tiền phần lớn tập trung vào 2 Đại dự án của doanh nghiệp là Khu nhà ở Đoàn Nguyên và KDC Tân Tạo. Kèm theo đó, một số dự án nhỏ khác của doanh nghiệp cũng đang dần hoàn thiện để tập trung cho dự án lớn.

4.Ở mục Chi phí xây dựng dở dang dài hạn tập trung toàn bộ cho Khu công nghiệp Lê Minh Xuân mở rộng. Chi phí tài chính trong kỳ của doanh nghiệp gấp 4,4 lần so với quý IV/2021, bởi tăng mạnh chiết khấu thanh toán (28 tỷ đồng, gấp 6,8 lần cùng kỳ). Đồng thời, doanh nghiệp không ghi nhận chi phí lãi vay.

5.Dòng tiền đến từ Người mua trả tiền trước tăng gấp 5 lần so với đầu năm và gấp đôi so với quý trước. Tại thời điểm cuối năm 2022, Nhà Khang Điền có tổng tài sản 21.632 tỷ đồng, tăng 50,5% so với đầu năm. Chủ yếu do hàng tồn kho tăng gần 4.708 tỷ đồng so với đầu năm lên 12.441 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của Nhà Khang Điền ghi nhận âm 1.824 tỷ đồng trong năm 2022.

Để bù đắp dòng tiền âm từ hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp đã thực hiện đi vay gần 4.209 tỷ đồng. Đồng thời, công ty cũng tiến hành chi trả 1.208 tỷ đồng nợ gốc vay. Lưu chuyển tiền thuần trong năm của doanh nghiệp ghi nhận 1.387 tỷ đồng (dòng tiền đầu tư âm 20 tỷ đồng). Tại thời điểm cuối quý IV/2022, tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận 2.752 tỷ đồng, gấp đôi so với đầu năm.

Việc gia tăng đi vay khiến tổng dư nợ vay tài chính của Nhà Khang Điền tăng 165% so với đầu năm lên 6.771 tỷ đồng, gồm 1.028 tỷ đồng vay ngắn hạn và 5.743 tỷ đồng vay dài hạn. Dư nợ vay tài chính chiếm 69% tổng nợ phải trả của doanh nghiệp (9.838 tỷ đồng).

6.Vay ngắn hạn tăng 20% so với đầu năm nhưng xấp xỉ Quý 3/2022 đó. Với mức lãi suất thả nổi thì hơn 300 tỷ vay ngắn hạn đang chịu áp lực lãi suất trong năm 2023, trung bình 10-12%. Ở khoảng mục Vay dài hạn hay nói chính xác hơn là Trái phiếu thì doanh nghiệp đang chịu áp lực hơn 5000 tỷ Trái phiếu còn lại có thời gian đáo hạn dao động từ 2024-2029 với mức lãi suất trung bình 10-12%. Tất cả khoản vay trên đều có tài sản đảm là Quyền sử dụng đất và dự án đến từ doanh nghiệp.

Tính riêng quý 4/2022 thì Doanh thu của doanh nghiệp tăng gấp đôi nhưng cả năm thì doanh thu lại giảm 20% so với cùng kỳ. Ngược laị, giá vốn tăng gấp 9 lần so với cùng kỳ nên làm cho LNTT của doanh nghiệp giảm hơn 60%. Mặc dù, lợi nhuận cả năm chỉ giảm nhẹ (dưới 10%) so với năm trước.

Góc nhìn cá nhân: Quý 4/2022 là một quý khó khăn của cả ngành Bất động sản nói chung và KDH nói riêng thì việc kết quả kinh doanh tăng trưởng âm so với cùng kỳ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì được tiến độ triển khai các dự án tương đối và luôn có sẵn hàng để bán kèm theo các dự án phần lớn tập trung ở khu vực trọng điểm. Áp lực đến từ Vay ngắn hạn thì có thể được cover bằng phần Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Nhưng tỷ trọng vay nợ của doanh nghiệp được đánh giá là tương đối cao so với các doanh nghiệp trong ngành nên cũng là một áp lực lớn cho doanh nghiệp trong những năm tới. Vậy nên doanh nghiệp cần chủ động dòng tiền để duy trì đà tăng trưởng ổn định trong 3-5 năm tới.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here