DCM – Tăng trưởng mạnh mẽ với KQKD vượt trội ( cập nhật KQKD Q3)

0
99

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP DCM

Kết quả kinh doanh:

DCM: Lãi 9 tháng tăng gấp 4 lần, đạt hơn 3.200 tỷ đồng, Trong quý này, doanh thu thuần của Đạm Cà Mau đạt 3.307 tỷ đồng, tăng 82,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đạm Cà Mau cho biết sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong quý III tăng hơn 30% so với cùng kỳ kết hợp giá bán phân bón tiếp tục neo cao. Bên cạnh đó, các chi phí sản xuất, bán hàng đều gia tăng so với cùng kỳ do biến động giá nguyên vật liệu đầu vào. Song nhờ sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán thuận lợi giúp công ty vẫn ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý III tăng 95% lên 731 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 728 tỷ, tăng 93% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau đạt 11.466 tỷ đồng doanh thu thuần, 3.272 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế; tăng lần lượt 90% và 298% so với cùng kỳ năm ngoái.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:

Giá urê tăng mạnh tiếp tục củng cố cho triển vọng năm 2022. Theo dữ liệu của Bloomberg, giá urê Biển Đen và Trung Đông trung bình 6 tháng đầu năm 2022 tăng gấp đôi YoY, đạt khoảng 700 USD và 800 USD/tấn. Chúng tôi dự báo giá urê trung bình năm 2022 là 640 USD/tấn (+28,0% YoY), do 1) tiếp tục hạn chế xuất khẩu urê tại Trung Quốc và Nga, 2) nguồn cung urê châu Âu thấp hơn, 3) triển vọng phục hồi nhu cầu trong năm 2022 và 4) chi phí đầu vào tăng cao.

Rủi ro thấp đối với chi phí khí đầu vào trong giai đoạn 2022-2026. Tháng 02/2020, DCM đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với PVN để có đủ khí đầu vào cho đến năm 2027 với cơ chế giá thị trường (dựa trên giá dầu mazut và dầu Brent). DCM vẫn đang chờ ký hợp đồng chính thức với PVN sau khi đơn vị này hoàn thành chốt sản lượng khí với GAS, POW và EVN. Chúng tôi kỳ vọng rủi ro thấp cho sự thay đổi cơ chế này do 1) chúng tôi tin rằng Chính phủ đang hỗ trợ các công ty sản xuất urê để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và 2) sản lượng khí đầu vào của các công ty sản xuất urê là thấp hơn so với sản lượng của các nhà máy điện.

Nhu cầu urê trong nước ổn định, tiềm năng xuất khẩu tăng. Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, dẫn đến nhu cầu urê tăng trưởng ổn định ở mức 2%/năm (theo AgroMonitor). Yếu tố này và tiềm năng xuất khẩu tăng sẽ hỗ trợ sản lượng bán của DCM khoảng 850.000 tấn (hiệu suất hoạt động khoảng 106%) trong giai đoạn 2022-2026.

Năng lực tài chính mạnh và cổ tức tiền mặt ổn định. DCM có năng lực tài chính mạnh với tiền mặt ròng là 65 triệu USD và tỷ lệ nợ ròng/vốn CSH là – 68,1% vào cuối quý 1/2022, điều này sẽ hỗ trợ mức cổ tức tiền mặt dự phóng của chúng tôi là 1.800-2.000 đồng/cổ phiếu/năm.

Yếu tố hỗ trợ : Giá urê đi ngang từ tháng 06/2022 đến cuối năm; sản lượng xuất khẩu lớn trong quý 3/2022; Nhà nước có kế hoạch thoái vốn trong năm 2023; được khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong năm 2023.

Rủ ro: Giá urê hạ nhiệt nhanh hơn dự kiến; giá dầu/khí nhiên liệu tăng.

Phân tích kỹ thuật: giá bám trendline xu hướng tăng tốt, giữ giá vững khi thị trường giảm, RSI >60 ủng hộ xu hướng tăng.

 

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here