PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP – GAS
Kết quả kinh doanh:
Trong khi sản lượng tiêu thụ khí khô gần như không đổi so với cùng kỳ (svck), giá năng lượng toàn cầu tăng vọt giúp DT Q2/22 tăng 21,8% svck lên 27.653 tỷ đồng. Đáng chú ý, biên LN gộp Q2/22 tăng mạnh 8,3 điểm % svck lên 25% nhờ đóng góp cao hơn của mảng khí khô, là mảng vốn thường mang lại biên lợi nhuận tốt hơn. Chi phí QLDN Q2/22 giảm 60% svck do GAS không phát sinh chi phí phòng ngừa Covid-19 như trong Q2/21 và LN tài chính ròng tăng 94,2% svck nhờ thu nhập từ tiền gửi tăng, góp phần giúp LN ròng Q2/22 tăng 125% svck lên 5.086 tỷ, KQKD theo quý cao nhất kể từ khi niêm yết.
Trong 6T22, DT tăng 35% svck lên 97.668 tỷ đồng và LN ròng tăng gần gấp đôi svck lên 8.515 tỷ đồng, hoàn thành 74% dự phóng cả năm của chúng tôi.
Triển vọng đầu tư:
GAS được hưởng lợi từ giá dầu cao. Giá FO trung bình trong 5 tháng đầu năm 2022 tăng 60,5% YoY đạt 588 USD/tấn – cao hơn dự báo giá FO trung bình năm 2022 của chúng tôi là 500 USD/tấn. Vì giá khí của Việt Nam được tính theo giá FO, chúng tôi kỳ vọng GAS sẽ được hưởng lợi từ giá FO tăng mạnh và dự phóng lợi nhuận tăng trưởng 44,3% YoY trong năm 2022.
Chính phủ đặt kế hoạch nhu cầu từ các nhà máy nhiệt điện khí tăng gấp 4 lần trong 10 năm tới, điều này sẽ thúc đẩy sản lượng của GAS. Ngoài ra, chúng tôi cho rằng nguồn cung khí từ các dự án khổng lồ trong nước sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu khí mạnh sắp tới. Chúng tôi ước tính thâm hụt 1,2 tỷ m3 (bcm) khí vào năm 2023, sau đó tăng lên khoảng 7 tỷ m3 vào năm 2026. Do đó, nhập khẩu LNG sẽ cần thiết và GAS sẽ nhận được phí lưu kho LNG, phí tái hóa khí và phí vận chuyển. Tiến độ xây dựng cảng LNG Thị Vải giai đoạn 1 (1 MMTPA) hiện đang đi đúng tiến độ để hoạt động thương mại từ năm 2023. Trong khi đó, GAS đang tăng tốc phát triển trạm khí Thị Vải giai đoạn 2 (nâng cấp công suất lên 3 MMTPA) và giai đoạn 3 (6 MMTPA) trong giai đoạn 2024-2025.
Chính phủ đặt kế hoạch tiêu thụ khí từ các khu công nghiệp tăng gấp đôi trong 10 năm tiếp theo do nhu cầu khí tăng mạnh từ các KCN tăng gấp đôi trong 10 năm tới do thúc đẩy nhu cầu khí đốt từ các khu công nghiệp mới và tiếp tục thay thế khí khô cho than (để hạn chế ô nhiễm) và khí nén tự nhiên (CNG) cho LPG (để giảm chi phí sản xuất).
Lợi nhuận từ mảng vận tải (do LNG thúc đẩy) bù đắp cho việc lợi nhuận từ mảng khí giảm khi các mỏ khí giá rẻ hết trữ lượng. Do đó, chúng tôi dự báo CAGR EPS đạt 23,4% trong giai đoạn 2021-2026. Chúng tôi dự báo lợi nhuận từ mảng vận tải sẽ tăng gấp đôi và đóng góp khoảng 70% vào lợi nhuận ròng của GAS vào năm 2026 so với mức khoảng 40% vào năm 2021.
Các dự án kho cảng LNG và dự án Lô B – Ô Môn sẽ là động lực tăng trưởng chính trong dài hạn đối với GAS. Đối với nguồn khí trong nước, chúng tôi đang hướng sự chú ý đến chuỗi Lô B – Ô Môn với kỳ vọng sẽ khởi động từ cuối năm 2022. Theo đó, GAS với tư cách là nhà đầu tư chính của đường ống Lô B – Ô Môn (với tổng vốn đầu tư ~1,3 tỷ USD) sẽ được hưởng lợi từ nguồn khí bổ sung kể từ năm 2026 và giá cước vận chuyển khí. Mỏ khí Lô B với trữ lượng khí ước tính là 107 tỷ m3 sẽ thay thế nguồn cung từ các mỏ cũ cạn kiệt, đảm bảo cho công ty tăng trưởng trong dài hạn.
GAS có năng lực tài chính mạnh mẽ với tiền mặt ròng trị giá 1 tỷ USD và tỷ lệ đòn bẩy là -46,0%, vượt trội so với các công ty cùng ngành trong khu vực.
Yếu tố hỗ trợ: Giá dầu nhiên liệu/LPG cao hơn dự kiến.
Rủi ro:
Nguồn cung khí thấp hơn dự kiến từ các mỏ khí giá rẻ vào năm 2022; Giá LNG tăng cao có thể ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu LNG vào năm 2023.
Phân tích kỹ thuật: giá đang nằm trên vùng hỗ trợ khá mạnh đường MA10,50,100. Vol bán bắt đầu giảm dần và giữu giá tốt dù thị trường chung giảm sâu, MACD bắt đầu cho trạng thái đảo chiều, RSI >50 ủng hộ xu hướng.