PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP HAG
Kết quả kinh doanh quý 3:
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã CK: HAG) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 với doanh thu thuần đạt 1.441 tỷ đồng, tăng 160% so với cùng kỳ năm trước là 554 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu, thu từ trái cây chiếm tỷ trọng lớn nhất, mang lại 577 tỷ đồng, tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán heo tăng gần 200% lên mức 540 tỷ đồng; ngoài ra, doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa cũng đem lại 241 tỷ đồng, tăng 184% so với quý 3/2021.
Tuy vậy, chi phí vốn lại tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu nên HAG báo lãi gộp tăng 59% đạt 281 tỷ đồng; biên lợi nhuận gộp đi lùi về mức hơn 19% trong quý 3/2022. Trong kỳ, chi phí bán hàng tăng 20 tỷ đồng lên gần 59 tỷ đồng, do sản lượng bán trái cây và hàng hóa tăng nên chi phí vận chuyển và dịch vụ mua ngoài cũng tăng tương ứng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm mạnh 276 tỷ đồng so với cùng kỳ, nguyên nhân được HAG giải trình do Tập đoàn đã giảm hoàn nhập dự phòng các khoản phải thu.
Về hoạt động tài chính, doanh thu tài chính quý 3 giảm 11% còn 118 tỷ đồng. Đồng thời, chi phí tài chính cũng sụt giảm 76%, nguyên nhân do Tập đoàn đã hoàn nhập dự phòng khoản đầu tư vào Nhóm Công ty HNG trong quý 3. Về hoạt động khác, chi phí hoạt động khác trong kỳ giảm 10 tỷ đồng còn 7 tỷ đồng do đánh giá lại một số tài sản không hiệu quả.
Kết quả, Hoàng Anh Gia Lai báo lãi sau thuế quý 3/2022 đạt gần 370 tỷ đồng, gấp 17 lần so với cùng kỳ năm trước . Lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 361 tỷ đồng, gấp 15 lần so với kết quả quý 3/2021.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần HAG đạt 3.471 tỷ đồng, tăng 154% và lợi nhuận sau thuế đạt 892 tỷ đồng, gấp 30 lần so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng công ty mẹ đạt 890 tỷ đồng.
TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:
Nông nghiệp: Tăng trưởng doanh thu trái cây của HAG dự kiến đạt 151.6% so cùng kỳ nhờ sản lượng tiêu thụ và giá bán đều tăng. Năm 2022, HAG đã mở rộng diện tích trồng cây ăn trái từ 5.000 lên 7.000ha Bên cạnh đó, do cuối năm thường là giai đoạn chuối có giá cao hơn đầu năm và nhu cầu cao đến từ Trung Quốc dẫn đến việc giá chuối tiêu thụ trung bình của HAG cả năm ước đạt 14,800 đồng/kg (cao hơn 12% so với hiện tại). Dựa trên các yếu tố trên, dự phóng doanh thu từ chuối của HAG năm 2022 đạt 2,526 tỷ đồng, tăng 151.6% so cùng kỳ.
Chăn nuôi: Doanh thu mảng thịt heo tăng mạnh nhờ việc gia tăng thị phần và hưởng lợi từ giá thịt heo tăng liên tục giai đoạn vừa rồi do tác động từ thị trường Trung Quốc. Diện tích chăn nuôi và số lượng đang tăng liên tục trong giai đoạn vừa rồi từ việc UBND tỉnh Gia Lai vừa mới quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án phát triển cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi heo theo hướng bền vững tại 9 xã, thị xã trên địa bàn, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi 24.000 con heo giống và 560.000 con heo thịt với diện tích 108ha
HAG hưởng lợi trực tiếp từ chính sách Zero-Covid của Trung Quốc và hiệp định RCEP.
Trong giai đoạn 2017-2020, Việt Nam nhanh chóng vươn lên trở thành nhà cung cấp lớn chuối thứ 3 tại Trung Quốc với thị phần 16% vào cuối năm 2020. Đây là kết quả của hiệp định RCEP, trong đó có 8 loại hoa quả (bao gồm chuối) được nhập khẩu vào Trung Quốc theo đường chính ngạch.
Thượng Hải phong tỏa giúp thị phần chuối Việt Nam tại Trung Quốc 2022 tăng đột biến. Theo thông tin của Hiệp hội rau quả, trong 5 tháng đầu năm 2022, thị phần chuối nhập khẩu tại Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn khi Việt Nam vươn lên trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất với 740 nghìn tấn tăng 10% so cùng kỳ, chiếm 43%, còn Phillipine chỉ còn 22%. Nguyên nhân sự tăng đột biến thị phần này là do chuỗi cung ứng chuối Phillippine vào Trung Quốc bị gián đoạn do cảng Thượng Hải bị phong tỏa liên tục theo chính sách Zero-Covid.
Giá thịt lợn trong nước tăng trước áp lực lạm phát và chi phí đầu vào. Mô hình Chuối – Lợn trở thành điểm sáng trong đêm đen.
Được biết hoạt động của mô hình là sen canh, chuối không đủ tiêu chuẩn được tận dùng làm thức ăn chăn nuôi, tiết kiệm được phần lớn chi phí trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. Heo ăn xong thải ra phân và nước tiểu được sử dụng làm hầm khí gas phục vụ phát điện chuồng trại. Sau đó phân sẽ được xử lí tách nước và bã. Nước dùng cho hệ thống tưới tiêu cho vườn chuối còn bã sẽ thành phân hữu cơ đem bón trực tiếp cho chuối.
=> Mô hình này được đánh giá rất cao vì có thể tận dụng được nguồn lực đang sẵn có, tối thiểu được chi phí và đây là hình thức rất mới trên thị trường.
Rủi ro: Giá thịt heo sẽ hạ nhiệt giai đoạn tới, chi phí vận chuyển tăng cao, Trung Quốc siết chặc hơn nữa để phòng ngừa covid.
Phân tích kỹ thuật: cổ phiêu liên tục tăng mạnh trong giai đoạn vừa rồi mặc dù thị trường giảm, giá đang nằm trên đường hỗ trợ MA50, RSI và MACD phân kỳ âm chưa có tín hiệu đảo chiều.