HAH – Triển vọng tăng trường còn nhiều cho tầm nhìn dài hạn

0
62

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP HAH

Kết qảu kinh doanh: 

HAH ghi nhận doanh thu trong Q2/2022 đạt 929 tỷ đồng, tăng 107% YoY, LNST đạt 324 tỷ, tăng 232% YoY. Lũy kế 6T2022, HAH ghi nhận doanh thu 1,582 tỷ đồng, tăng 96% YoY, LNST đạt 587 tỷ, tăng 220% YoY. Như vậy, HAH đã hoàn thành 66% kế hoạch doanh thu và 107% kế hoạch LNST. KQKD Q2/2022 của HAH tiếp tục tăng trưởng nhờ giá cước vận tải tiếp tục ở mức cao và công suất đội tàu nâng thêm 30% trong 2021. Nhờ đó, biên lợi nhuận gộp tăng mạnh lên mức 46.7% (cùng kỳ 31.4%).

Lợi nhuận tăng mạnh còn nhờ doanh thu tài chính tăng 131% YoY và lãi lỗ từ công ty liên doanh, liên kết tăng 146% YoY. Chúng tôi kỳ vọng đây sẽ là mở đầu cho kết quả kinh doanh 6 tháng cuối năm 2022 còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Triển vọng đầu tư:

Là doanh nghiệp chiếm 30% thị phần vận tải container nội địa ở Việt Nam. Trong năm 2021 (theo báo cáo thường niên của Công ty). Đồng thời HAH còn là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất nằm trong top 100 (xếp thứ 93) hãng tàu container lớn nhất thế giới theo số liệu thống kê của Alphaliner, cho thấy năng lực cũng như vị thế của Hải An nằm trong top đầu ngành của vận tải biển tại Việt Nam.

Hoạt động từ mảng tàu biển của HAH hưởng lợi được từ việc giá cước vận tải container vẫn neo ở mức cao, chỉ số Drewry World Container Index (WCI) cho thấy mức giá vận chuyển container 40ft ở 8 tuyến chính đã hạ nhiệt hơn 30% từ đỉnh tháng 9/2021 nhưng vẫn neo ở mức cao nhất trong 5 năm gần nhất. Chỉ số Shanghai Containerized Freight Index (SCFI) cho thấy tình trạng tương tự với chỉ số WCI. Việc giá cước vận tải container duy trì ở mức cao góp phần lớn vào kết quả kinh doanh tích cực của Hải An trong 6 tháng đầu năm 2022.

Thắng lớn trong năm 2021 từ các điều kiện thuận lợi của ngành, Hải An có kế hoạch đầu tư thêm 7 tàu mới tạo đà cho sự phát triển bền vững. Trong Q1/2022, Hải An đã tiếp nhận thêm 2 tàu đã qua sử dụng, nâng tổng tải trọng đội tàu thêm 31% so với trước, tạo đà tăng doanh thu cho Công ty trong năm 2022. Hơn nữa, theo kế hoạch đầu tư tàu của HAH đã công bố, trong giai đoạn 2023 và 2024, Công ty sẽ tiếp nhận thêm 5 tàu đóng mới với tải trọng lớn (đóng mới 3 loại 1.800 TEU và 2 loại từ 1.800 – 4.500 TEU), tiếp cận thị trường vận tải biển Nội Á.

Phí phụ thu của HAH tăng so với cùng kỳ năm trước. Theo bảng giá phí của HAH công bố, các phí phụ thu như phí BAF (phí xăng dầu), phí CIC (phí cont rỗng)… tăng svck một mức đáng kể giúp doanh nghiệp bù đắp được phần nào ảnh hưởng từ việc giá nhiên liệu tăng cao và các rủi ro biến động giá từ thị trường.

Kỳ vọng doanh thu Cảng biển và Depot tăng trưởng do sản lượng hàng hóa container qua cảng biển Việt Nam vẫn tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2022. Theo thống kê của Cục Hàng Hải Việt Nam, sản lượng hàng container đi qua cảng biển Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ 2021 ở mức 1% trong hoàn cảnh chính trị và chuỗi cung ứng của toàn thế giới bị gián đoạn.

Rủi ro: 1) sản lượng thông quan và/hoặc phí dịch vụ tăng trưởng thấp hơn dự báo, 2) mạng lưới hạ tầng giao thông phát triển chậm hơn kỳ vọng, 3) có khả năng hạn chế tăng trưởng lưu lượng hàng hóa, Trung Quốc chưa thể nới lỏng các chính sách phòng dịch gây ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa qua cảng.

Phân tích kỹ thuật: Gía vẫn đang giảm khi cho tín hiệu gần như đã đạt đỉnh giai đoạn vừa rồi, thanh khoản tăng đột biến giai đoạn gần đây và giữ giá tốt mặc dù thị trường giảm sâu cho tín hiệu có sự quan tâm trở lại của lực cầu, RSI đang có xu hướng đảo chiều.

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here