HSG – Hoạt động kinh doanh không thể tránh khỏi những khó khăn chung của toàn ngành.

0
96

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP HSG 

KẾT QUẢ KINH DOANH:

Trong quý III niên độ tài chính 2021-2022 (từ 1/4 – 30/6), Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 12.177,2 tỷ đồng, giảm 6,2% so với cùng kỳ năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 265 tỷ đồng, giảm 84,4% so với cùng kỳ. Trong đó, đáng chú ý biên lợi nhuận gộp giảm mạnh từ 22,7% về chỉ còn 13,1%. Công ty thuyết minh thêm chi phí tài chính tăng đột biến chủ yếu do công ty ghi nhận lỗ chênh lệch tỷ giá tăng thêm 87,4 tỷ đồng lên 158,8 tỷ đồng.

Được biết, trong 2 năm đại dịch, biên lợi nhuận gộp của Hoa Sen cao hơn nhiều quý III. Cụ thể, biên lợi nhuận gộp năm 2020 đạt 17,21% và biên lợi nhuận gộp năm 2021 đạt 16,8%.

Lũy kế trong 9 tháng đầu năm, Hoa Sen ghi nhận doanh thu đạt 41.771,5 tỷ đồng, tăng 26,9% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1.138,03 tỷ đồng, giảm 66,3% so với cùng kỳ.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:

Kế hoạch và triển vọng tăng trưởng trong thời gian tới.

Triển khai phát triển và mở rộng chuỗi siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home; Khai thác lợi thế cạnh tranh của HTPP bán lẻ khắp cả nước theo hướng đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, nâng tầm chất lượng phục vụ và trải nghiệm của khách hàng.

Trong năm 2022, sản lượng tiêu thụ trong nước có thể tăng trưởng nhẹ do nhu cầu hồi phục. Mặt bằng giá thép được dự đoán sẽ tiếp tục neo ở mức cao, ít nhất trong nửa đầu năm 2022 do nhiều dự án bất động sản sẽ được nhanh chóng triển khai sau khoảng thời gian dài bị hoãn trong năm 2021 do dịch bệnh.

Nhận định: Theo dự báo của VSA về sản lượng dự phóng  2022 là khả thi. Tuy nhiên, biên lợi nhuận của HSG và nghành thép kỳ vọng sẽ bị giảm xuống  trong thời gian tới khi giá thép thế giới đi xuống và dự trữ tồn kho giảm. Bên cạnh đó, EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên quota xuất khẩu.

Kế hoạch IPO 02 công ty thành viên.

Chuyển đổi một công ty TNHH MTV thuộc HSG thành CTCP Nhựa Hoa Sen để tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mảng nhựa và thành lập mới một công ty là CTCP Phân phối vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen (gọi tắt là Hoa Sen Home) để tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh của mảng phân phối, bán lẻ.

HĐQT sẽ trình cổ đông phương án chi trả cổ tức NĐTC 2020-2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ tối đa 20%; chủ trương phát hành cổ phiếu cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản trị – điều hành chủ chốt.

Dòng tiền mạnh từ hoạt động kinh doanh giúp HSG giảm số dư nợ.

Mặc dù lợi nhuận ròng giảm mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh của HSG tăng 35% so với cùng kỳ lên 2,8 nghìn tỷ đồng do hàng tồn kho giảm 3,2 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, với mức đầu tư tài sản cố định vừa phải là 453 tỷ đồng trong năm tài chính 2022, HSG đã giảm dư nợ vay xuống 4,2 nghìn tỷ đồng vào tháng 9 – giảm 2,7 nghìn tỷ đồng trong năm qua và giảm 8 nghìn tỷ đồng trong 4 năm gần đây. Do đó, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu của công ty giảm xuống 0,35 lần vào năm tài chính 2022 (so với 0,59 lần vào năm 2021 và mức cao nhất là 2,26 lần vào năm tài chính 2018).

=> Việc cải thiện được số dư nợ trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá cao như hiện nay là một tín hiệu tích cực so với các DN khác cùng ngành phải chịu khoản chi phí nợ vay liên tục tăng, do đó biện lợi nhuận của HSG sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi tác động của vĩ mô.

Nhu cầu có thể tiếp tục suy yếu ở cả kênh xuất khẩu và nội địa.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ giảm 2,3% vào năm 2022 trước khi phục hồi nhẹ 1% vào năm 2023. Nhu cầu tại thị trường EU, thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, dự kiến sẽ giảm thêm 1,3% vào năm 2023. Trong khi đó, tăng trưởng nhu cầu của thị trường Hoa Kỳ dự kiến sẽ giảm xuống 1,6%, từ mức 2,1% vào năm 2022.

Giá thép có thể ổn định nhờ diễn biến giá thép tại thị trường Trung Quốc.

Giá thép trung bình tại Trung Quốc gần đây đã phục hồi khoảng 10% so với mức đáy vào cuối tháng 10. Điều này đến từ sự hỗ trợ của chính phủ nước này đối với thị trường bất động sản và lượng thép tồn kho của Trung Quốc giảm 50% so với mức đỉnh hồi tháng ba. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá thép khó có thể tiếp tục phục hồi đáng kể hơn từ mức do nhu cầu toàn cầu còn yếu. Ngoài ra, nhu cầu yếu hơn và mức dư cung cao ở thị trường trong nước có thể gây áp lực lên giá bán của các nhà sản xuất Việt Nam.

RỦI RO:

  1. Giá thép có xu hướng giảm do nhu cầu không còn nhiều ở các nước lớn đặc biệt là TQ do tình trạng kho khăn của ngành bất động sản.
  2. Doanh nghiệp không còn khả năng mở rộng quy mô (tăng công suất, tăng sản lượng).
  3. Tồn kho giảm trong thời gian tới phụ thuộc vào biến động giá HRCvà kế hoạch kinh doanh của HSG.
  4. Diễn biến về lạm phát trong và ngoài nước vẫn tiếp tục phức tạp làm lãu suất và tỷ giá tăng cao   -> khoản trích lập nợ vay lớn tác động xấu đến biên lợi nhuận gộp của DN .

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here