HT1 – GIÁ THAN GIẢM SẼ LÀ ĐIỂM HỖ TRỢ CHO SỰ HỒI PHỤC LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP

0
150

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP HT1

KẾT QUẢ KINH DOANH Q4/2022:

Trong Q4.2022, HT1 đạt doanh thu thuần và LNST lần lượt là 2,3 nghìn tỷ đồng (+14% so với cùng kỳ, +2% so với quý trước) và 58 tỷ đồng (+8% so với cùng kỳ, +58% so với quý trước). Sản lượng tiêu thụ xi măng trong Q4.2022 đạt tổng cộng 1,7 triệu tấn (+5% so với cùng kỳ, +5% so với quý trước) với giá bán bình quân không đổi so với quý trước ở mức 1,3 triệu đồng/tấn. Sản lượng tiêu thụ xi măng trong Q4.2021 ở mức thấp do ảnh hưởng của dịch COVID-19

Trong Q4.2022, sản lượng tiêu thụ xi măng giảm 7% khi so với Q4.2020. Điều này phản ánh hoạt động xây dựng giảm do thị trường bất động sản suy thoái. Lợi nhuận chạm đáy do giá than đầu vào điều chỉnh giảm 10% so với quý trước. Do đó, tỷ suất lợi nhuận gộp đã tăng lên 9,1% trong Q4.2022 từ mức 8,4% trong Q3.2022.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:

Mức tiêu thụ xi măng trong nước yếu hơn.

Có một điểm tích cực là kế hoạch giải ngân đầu tư công của toàn quốc năm 2023 ước tính sẽ tăng 25% so với cùng kỳ, điều này sẽ hỗ trợ mức tiêu thụ xi măng trong nước ở tất cả các công ty trong ngành. Bộ Xây dựng dự kiến tổng mức tiêu thụ xi măng trong nước sẽ duy trì trong khoảng 60-65 triệu tấn trong năm 2023.

Tuy nhiên, nhu cầu trong nước tăng do đầu tư công chỉ chiếm khoảng 3% sản lượng tiêu thụ của HT1 trong năm 2022. Theo đó, việc gia tăng trong đầu tư công sẽ ít có tác động đến nhu cầu về xi măng HT1.

Giá than điều chỉnh trong năm 2023 sẽ tạo động lực cho lợi nhuận xi măng phục hồi.

Giá than toàn cầu đã giảm 40% so với đầu năm tại thời điểm tháng 2/2023. Theo S&P Global, giá than điều chỉnh do các yếu tố sau: (i) Than của Nga được bán với mức chiết khấu cao và thường được các nước như Trung Quốc và Ấn Độ thu mua; (ii) Mùa đông ở Châu Âu năm 2022/2023 ấm hơn cùng giá khí đốt tự nhiên giảm làm giảm sự phụ thuộc vào năng lượng than; và (iii) Sản lượng than khai thác của Trung Quốc và Ấn Độ tăng lên và dự kiến lần lượt ở mức 4,9 tỷ tấn (+9% so với cùng kỳ) và 950 nghìn tấn (+13% so với cùng kỳ). Do đó, việc giá than giảm (than chiếm khoảng 40% giá thành sản xuất xi măng) sẽ giúp công ty cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp năm 2023.

Việc thị trường Trung Quốc được mở cửa cũng như thị trường BĐS TQ hồi phục cũng sẽ kh tác động đến HT1 vì về thị trường xuất khẩu, công ty tập trung chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia với sản lượng khiêm tốn (2% tổng tiêu thụ) và chưa có kế hoạch đẩy mạnh. Ngoài ra, công ty không có kế hoạch xuất khẩu sang Trung Quốc hay đẩy mạnh thị trường miền Bắc vì thiếu lợi thế về địa lý so với các doanh nghiệp tại miền Bắc.

Quan điểm ngắn hạn: Chúng tôi cho rằng giá cổ phiếu trong ngắn hạn sẽ được hỗ trợ bởi thông tin giá than giảm và kỳ vọng giải ngân đầu tư công tăng lên trong năm 2023. Tuy nhiên, KQKD Q1.2023 của HT1 sẽ bị ảnh hưởng do kỳ nghỉ Tết và than tồn kho có mức giá cao. Mùa cao điểm tiêu thụ xi măng của HT1 là vào quý II và quý IV. Do đó, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của HT1 sẽ bắt đầu phục hồi vào Q2.2023

RỦI RO: 1) giá than tăng cao hơn so với sự báo, 2) tiến độ giải ngân đầu tư công không được như dự kiến

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here