KBC – Các dự án KCN là động lực mang lại nguồn thu lớn cho DN trong thời gian tới.

0
126

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP KBC

KẾT QUẢ KINH DOANH:

Trong quý 3/2022, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (KBC) ghi nhận doanh thu đạt 203,2 tỷ đồng, giảm 37,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 1.936,23 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 59,3 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của công ty giảm từ 48,9% về còn 47,9%.

Trong kỳ kinh doanh, lợi nhuận gộp giảm 61,6 tỷ đồng so với cùng kỳ về 97,3 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 38,8%; doanh thu từ hoạt động tài chính tăng thêm 46,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước lên 83,3 tỷ đồng, tăng 127,6%; chi phí tài chính giảm 20,8% còn 140,8 tỷ đồng; lãi công ty liên doanh, liên kết ghi nhận tăng đột biến ở con số 1.997,2 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 44,3% lên 75,4 tỷ đồng. Các khoản mục khác biến động không đáng kể.

Đáng chú ý, KBC có khoản lợi nhuận từ công ty liên kết tăng đột biến ở con số 1.997,2 tỷ đồng. Đây là khoản lợi nhuận đột biến đến từ thu nhập chênh lệch giữa phần sở hữu trong tài sản thuần của bên bị mua và giá phí hợp nhất kinh doanh.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, KBC ghi nhận doanh thu đạt 1.288,5 tỷ đồng, giảm 58,1% so với cùng kỳ năm 2021 (3.076,6 tỷ đồng) và lợi nhuận sau thuế ghi nhận tăng 191,4% lên 2.136,5 tỷ đồng so với cùng kỳ.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ

Hưởng lợi từ xu hướng thu hút FDI của Việt Nam và chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi TQ nhờ vị thế lớn trong ngành BĐS KCN. Chúng tôi kì vọng KBC sẽ hưởng lợi từ nguồn FDI lớn vào Việt Nam và làn sóng chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi TQ dựa vào kinh nghiệm hợp tác với các đối tác lớn như Apple, Samsung, LG, Heesung Electronics…

Kỳ vọng nhu cầu thuê và giá thuê đất KCN tiếp tục tăng trưởng tích cực trong năm 2023 do:

+ Xu hướng chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam

+ Các chính sách thu hút FDI cũng thúc đẩy các nhà đầu tư quay trở lại đầu tư vào Việt Nam, có thể kể đến những chính sách ưu đãi như miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo, và nhiều ưu đãi khác;

+ Cải thiện cơ sở hạ tầng trong thời gian tới như các dự án đường vành đai 3 và đường vành đai 4, đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, đường Dầu Giây – Phan Thiết, đường cao tốc Bắc – Nam, cảng Cái Mép Thị Vải và cảng Gemalink sẽ tạo ra kết nối thuận tiện hơn giữa các KCN .

Một trong những nhà phát triển BĐS KCN lớn nhất Việt Nam.

KBC đang quản lý một diện tích BĐS KCN lớn, hơn 4,713 ha, tập trung chủ yếu ở miền Bắc Việt Nam với nhiều Khu công nghiệp (KCN) có lợi thế cạnh tranh thu hút được đối tác nước nước ngoài như KCN Quế Võ (Bắc Ninh), KCN Tràng Duệ (Hải Phòng),… Ngoài ra cũng có những KCN lớn ở HCM như Tân Phú Trung, hiện đang là 1 trong những KCN lớn có tỷ lệ lấp đầy cao nhất khu vực miền Nam.

Những đại dự án như KCN Tràng Duệ hay KĐT Tràng Cát sẽ đem lại nguồn thu lớn.

KCN Tràng Duệ III (687ha) và dự án KĐT Tràng Cát gần như hoàn tất việc đền bù và nộp tiền sử dụng đất và được chính quyền Thành Phố Hải Phòng bàn giao hiện trạng đất trên thực địa cho Công ty để làm các thủ tục triển khai, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của dự án để đưa vào vận hành khai thác kinh doanh. Những dự án này dự kiến sẽ đem lại nguồn thu cực lớn cho KBC trong 10 năm tới. Kế hoạch mở rộng và phát triển quỹ đất trên toàn lãnh thổ Việt Nam. KBC liên tục có nhiều dự án mở rộng quỹ đất trên nhiều vùng miền với gần 20 dự án có diện tích hơn 5.000ha trên khắp Việt Nam.

RỦI RO:

  • Các khoản nợ vay đến hạn trong 12 tháng tới đang là áp lực cho doanh nghiệp nếu như việc cho thuê đất KCN không đạt như kì vọng hoặc KĐT Tràng Cát không bán buôn được như dự định.
  • Rủi ro đến từ trái phiếu (chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nợ vay) khi KBC là doanh nghiệp có giá trị đáo hạn trái phiếu trong 1 năm tới là lớn nhất trong ngành, với các đợt đáo hạn liên tiếp và T2/2023: 400 tỷ, T6/2023: 2,500 tỷ.
  • Cổ tức thấp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here