- Khối ngoại sàn HoSE bán ròng 15 phiên liên tiếp với tổng giá trị 3.600 tỷ đồng.
- Bộ đôi cổ phiếu MSN và TCB chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị bán ròng của khối ngoại với giá trị lên đến lần lượt 200,7 tỷ đồng và 134 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/10, VN-Index tăng 10,32 điểm (1,11%) lên 940,18 điểm. HNX-Index tăng 1,34 điểm (0,98%) lên 137,49 điểm. UPCoM-Index giảm 0,3 điểm (-0,47%) xuống 63,13 điểm.
Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng tiêu cực hơn phiên trước khi mua vào 70,8 triệu cổ phiếu, trị giá 6.004 tỷ đồng, trong khi bán ra 92 triệu cổ phiếu, trị giá 6.586 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 21 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 581,6 tỷ đồng.
Trên sàn HoSE, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng 560 tỷ đồng (gấp 21 lần phiên trước), tương ứng khối lượng bán ròng ở mức 20,7 triệu cổ phiếu. Như vậy, dòng vốn ngoại sàn này đã nâng số phiên bán ròng liên tiếp lên con số 15 với tổng giá trị gần 3.600 tỷ đồng.
Bộ đôi cổ phiếu MSN và TCB chia sẻ 2 vị trí dẫn đầu về giá trị bán ròng của khối ngoại với giá trị lên đến lần lượt 200,7 tỷ đồng và 134 tỷ đồng. CTG và AGG bị bán ròng lần lượt 79 tỷ đồng và 44 tỷ đồng, trong đó, AGG bị bán ròng chủ yếu thông qua phương thức thỏa thuận. Chiều ngược lại, GVR được mua ròng mạnh nhất với 21,6 tỷ đồng. VHM và HPG được mua ròng lần lượt 20,6 tỷ đồng và 19 tỷ đồng.
Ở sàn HNX, khối ngoại có phiên mua ròng thứ 4 liên tiếp, với giá trị gấp 2,2 lần phiên trước và đạt 4,5 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 468.661 cổ phiếu. Không có cổ phiếu nào sàn này có giá trị mua hay bán ròng của khối ngoại lớn hơn 1 tỷ đồng. Đứng đầu danh sách mua ròng là SHS với chỉ 832 triệu đồng, tương tự, VGS bị bán ròng mạnh nhất nhưng chỉ với hơn 528 triệu đồng.
Tại sàn UPCoM, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 10 liên tiếp, với giá trị gấp đôi phiên trước và ở mức 26 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 856.898 cổ phiếu. Tính chung cả 10 phiên giao dịch vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 200 tỷ đồng.
CTR được khối ngoại trên UPCoM mua ròng mạnh nhất với 1,7 tỷ đồng, trong khi đó, VIB tiếp tục bị bán ròng hơn 21,6 tỷ đồng. ACV và VTP bị bán ròng lần lượt 2,8 tỷ đồng và 2 tỷ đồng.
Nguồn: NDH