PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP KSB
TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP
Hiện nay, KSB hoạt động trong 3 lĩnh vực chính gồm khai thác, chế biến khoáng sản; sản xuất VLXD; và cho thuê BĐS KCN.
Mảng khai thác và sản xuất khoáng sản bao gồm: đá xây dựng, cao lanh và đất sét. Mảng sản xuất VLXD (bê tông) KSB hiện nay đang vận hành 01 xí nghiệp sản xuất bê tông.
Cho thuê BĐS KCN: KSB đang tham gia đầu tư, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng tại KCN Đất Cuốc với tổng quy mô được quy hoạch là 348 ha. Tổng quy mô giai đoạn 1 với diện tích 219 ha đã được lấp đầy. Hiện nay,KSB đang tiến hành đầu tư trên diện tích mở rộng hơn 129ha. Tính đến hiện tại, tổng diện tích đã đền bù trên diện tích mở rộng là 110 ha (đạt 85.5%).
KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022
Doanh thu thuần 859 tỷ đồng (-2.8% yoy), lợi nhuận gộp đạt 317 tỷ đồng (-23.1% yoy). Lợi nhuận trước thuế (LNTT) cả năm 2022 đạt 184 tỷ đồng (-38.8% yoy) Cơ cấu nguồn vốn của KSB tương đối lành mạnh so với các công ty cùng ngành khi tỷ lệ đòn bẩy tài chính (TTS/VCSH) là 2.18 lần tại 31/12/2022. Trong đó, nợ ngắn hạn và nợ dài hạn chiếm lần lượt 17.9% và 8.4% TTS ROE và ROA của KSB đạt lần lượt 8.2% và 3.7% trong năm 2022, thấp hơn đáng kể so với năm 2021 lần lượt là 15.0% và 6.4%.Mức sinh lợi cũng là mức thấp nhất kể từ năm 2014.
LUẬN ĐIỀM ĐẦU TƯ:
Hưởng lợi từ chính sách thúc đẩy đầu tư công.
Theo nghị quyết 29/2021/QH-2015, tổng vốn đầu tư xã hội phân bổ cho giai đoạn 2021-2025 đạt 2.3 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 55% phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông -> các doanh nghiệp cung cấp VLXD hưởng lợi đáng kể.
Đặc biệt, KSB hiện đang sở hữu nhiều mỏ đá tại Bình Dương và Đồng Nai, địa phận mà các công trình trọng điểm đi qua như Cao tốc Bắc Nam phía Đông hay sân bay Long Thành. Hơn nữa, với vị trí các mỏ đá thuận lợi, KSB có nhiều lợi thế về chi phí vận chuyển trong việc đầu thấu các dự án thành phần cũng như các dự án kết nối với những công trình trọng điểm này.
Các mỏ đá của KSB nằm ở vị trí tương đối thuận lợi ở khu vực Nam Bộ, giúp giảm chi phí vận chuyển tới công trường xây dựng, nâng cao khả năng cạnh tranh khi tham gia đấu thầu các dự án đầu tư công.
Vị thế hàng đầu ngành trong sản xuất và kinh doanh VLXD.
Với vị trí các mỏ đá nằm chủ yếu ở tỉnh Bình Dương, một trong những thành phố vệ tinh lớn của TPHCM và là địa phận đi qua của các tuyến đường cao tốc chính như Cao tốc Bắc Nam (Phan Thiết-Dầu Giây) => Lợi thế lớn trong việc đấu thầu cung cấp VLXD cho các dự án trọng điểm và các dự án hạ tầng kết nối tuyến cao tốc với các tỉnh lân cận.
Với trữ lượng các mỏ đá đang còn có thể khai thác vào khoảng 49 triệu m3 cùng với công suất sản xuất hơn 5.5 triệu m3/năm. Hiện tại, công suất khai thác của KSB gần như đã đạt 100% => KSB có lợi thế trong việc tận dụng tối đa các mỏ đá, vị trí gần giúp giảm chi phí -> Tăng biên lợi nhuận và tính cạnh tranh với các nhà cung cấp khác.
KSB cũng đang sở hữu hơn 41% cổ phần của VLB, một trong những nhà sản xuất đá VLXD lớn nhất khu vực phía Nam với trữ lượng còn lại hơn 250 triệu tấn đá xây dựng tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, địa bàn xây dựng các dự án lớn như đường Vành Đai 3 và sân bay Long Thành.
KCN Đất Cuốc đóng góp đáng kể vào doanh thu sau năm 2022.
Kể từ năm 2018, BĐS KCN đóng góp bình quân 39.1% trong tổng doanh thu và 56.8% lợi nhuận gộp hàng năm của KSB. Hiện tỷ lệ lấp đầy tại KCN Đất Cuốc là 38%, thấp hơn rất nhiều so với các KCN có cùng quy mô trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Bình Dương là một trong những địa phương có tỷ lệ lấp đầy KCN cao nhất cả nước với 77%, trong đó phần lớn các KCN lớn có tỷ lệ lấp đầy 100% như VSIP hay Sóng Thần,…. -> Kỳ vọng KCN Đất Cuốc còn rất nhiều dư địa tăng trưởng và tiếp tục đóng góp vào doanh thu của KSB trong tương lai.
RỦI RO: : Chu kì nền kinh tế ảnh hưởng đến giá nguyên liệu năng lượng, môi trường lãi suất, từ đó tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Trữ lượng tài nguyên không tái tạo sụt giảm, đi kèm chi phí thăm dò tốn kém, ảnh hưởng đến chi phí và giá nguyên liệu đầu vào.