C: Current Quarterly Earning per Share (Lợi nhuận trên một cổ phần)
Tiêu chí này dùng để xác định xem doanh nghiệp phát hành cổ phiếu có đưa ra báo cáo thu nhập có sự tăng trưởng tốt và cao hơn đáng kể so với mức thu nhập của năm trước đó hay không. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
- EPS: lựa chọn cổ phiếu có mức tăng trưởng EPS của quý gần nhất và quý gần liền kề đạt tối thiểu là 20% – 25% so với cùng kỳ.
- Thu nhập của Doanh nghiệp: chỉ xét thu nhập doanh nghiệp từ hoạt động kinh doanh chính, loại bỏ những khoản thu nhập chỉ xảy ra 1 lần như: bán cổ phần đầu tư tài chính, bán bất động sản, chênh lệch tỷ giá,…
- Sự tăng trưởng và doanh thu: mức tăng trưởng doanh thu của quý gần nhất phải đạt tối thiểu 20%-25% hoặc tối thiểu phải duy trì được mức tăng trưởng dương đồng thời ngày càng tăng qua từng quý gần nhất.
A: Annual Earnings Increases (Tỷ lệ tăng trưởng của lợi nhuận hàng năm)
Một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn cổ phiếu tiềm năng trên thị trường là mức lợi tức cao trong thời điểm hiện tại. Nhưng mức lợi tức cao cần được xem xét trong mối quan hệ với tỉ lệ tăng trưởng EPS và chỉ số ROE: mức tăng trưởng thu nhập hàng năm của doanh nghiệp phải đạt tối thiểu 25%. Đồng thời, ROE trong 4 quý gần nhất hoặc năm gần nhất phải đạt tối thiểu 17% để đảm bảo rằng doanh nghiệp đang có kết quả đầu tư vốn tốt. Tuy nhiên khi xem xét các yếu tố này cần xem xét tính chất ngành của cổ phiếu, bởi mỗi ngành có đánh giá về mức biên lợi nhuận khác nhau.
N: New Products, New Management, New Highs (Sản phẩm mới, quản trị mới, giá cao mới)
“Out with the old, in with the new.” Phố Wall luôn hướng tới tương lai, luôn tìm kiếm những công ty có sản phẩm mới, thay đổi cuộc chơi tiếp theo.
Những đổi mới như vậy có thể đến từ các doanh nghiệp trẻ, doanh nghiệp vừa mới IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng), hoặc từ các công ty đã thành lập tự đổi mới bằng các sản phẩm thay đổi mô hình quản trị.
Với tiêu chí này, O’Neil đưa ra khuyến nghị rằng khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày phải lớn hơn so với khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình của 3 tháng trước đó.
Đồng thời, nhà đầu tư cần quan sát thường xuyên biến động của thị trường trong mỗi chu kỳ để nắm bắt sự chuyển hướng của các cổ phiếu có mức vốn hóa cao sang cổ phiếu có mức vốn hóa thấp và ngược lại, từ đó có quyết định sáng suốt.
S: Supply and Demand (Cung cầu cổ phiếu)
Với tiêu chí này, O’Neil đưa ra khuyến nghị rằng khối lượng giao dịch cổ phiếu hàng ngày phải lớn hơn so với khối lượng giao dịch cổ phiếu trung bình của 3 tháng trước đó. Đồng thời, nhà đầu tư cần quan sát thường xuyên biến động của thị trường trong mỗi chu kỳ để nắm bắt sự chuyển hướng của các cổ phiếu có mức vốn hóa cao sang cổ phiếu có mức vốn hóa thấp và ngược lại, từ đó có quyết định sáng suốt.
Bắt đầu bằng cách kiểm tra khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày. Tìm những ngày mà số lượng cổ phiếu được giao dịch cao hơn nhiều (hoặc thấp hơn) so với bình thường.
Nếu giá cổ phiếu tăng mạnh và khối lượng giao dịch tăng cao hơn mức trung bình, điều đó cho thấy nhu cầu đang tăng lên. Nó có nghĩa là các nhà quản lý quỹ tương hỗ và các nhà đầu tư tổ chức khác – những người chiếm phần lớn giao dịch trên thị trường chứng khoán – đang tích cực mua vào cổ phiếu đó. Và chính nhu cầu mạnh mẽ đó đã thúc đẩy cổ phiếu tăng giả.
L: Leader or Laggard (Cổ phiếu dẫn đầu)
Trên thị trường, các nhà đầu tư tổ chức không chỉ tìm kiếm những cổ phiếu tốt. Họ đang tìm kiếm thứ tốt nhất trong số những thứ tốt – những cổ phiếu có thu nhập và tăng trưởng doanh số bùng nổ nhất và những sản phẩm mới đặc sắc nhất.
O’Neil đưa ra khuyến nghị rằng nhà đầu tư nên tìm kiếm các doanh nghiệp có sức mạnh giá của cổ phiếu cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, thậm chí có thể cao hơn đến 80% trong thị trường giao dịch chứng khoán.
I: Institutional Sponsorship (Tổ chức bảo trợ)
Chỉ tiêu này đề cập đến sự sở hữu cổ phiếu của các quỹ tương hỗ, ngân hàng, quỹ hưu trí và các tổ chức lớn khác. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp này có đội ngũ nhà phân tích nghiên cứu hàng nghìn cổ phiếu, vì vậy việc họ mua một cổ phiếu bạn đang cân nhắc là một sự khẳng định chất lượng của cổ phiếu. Thậm chí còn tốt hơn nếu thấy số lượng quỹ tăng lên hàng quý, vì nó cho thấy nhu cầu về cổ phiếu ngày càng tăng.
M: Market Direction (Xu thế thị trường)
Một cổ phiếu có thể có tất cả sáu đặc điểm trên, nhưng nếu thị trường đang trong xu hướng giảm, thì ngay cả những cổ phiếu tốt nhất cũng sẽ rất khó tăng giá.
O’Neil đã phân thị trường chứng khoán thành 3 trạng thái, đó là:
- Tích lũy tăng giá: Đây là thời điểm tốt để vào lệnh mua cổ phiếu.
- Tăng dưới áp lực bán: Giai đoạn này chỉ nên mua vào với vị thế mua mở rộng với khối lượng thấp. Bên cạnh đó, nên cân nhắc việc đóng vị thế một phần nếu như cổ phiếu có xuất hiện tín hiện suy yếu.
- Điều chỉnh: Giai đoạn này nên ưu tiên việc quản trị rủi ro.
Trên thực tế, để tìm được một cổ phiếu hội tụ toàn bộ 7 yếu tố trên là rất khó, vậy nên, những yếu tố này chỉ mang tính lý thuyết để lựa chọn cổ phiếu