PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP NKG
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 3:
Trong quý III/2022, Thép Nam Kim ghi nhận doanh thu đạt 4.424,04 tỷ đồng, giảm 41,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 418,69 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 606,67 tỷ đồng, tức giảm 1.025,36 tỷ đồng. Được biết, quý lỗ gần nhất của Thép Nam Kim là quý I/2019 với giá trị lỗ 102,1 tỷ đồng. Như vậy, sau 13 quý có lãi liên tiếp, Công ty lại báo lỗ.
Trong kỳ, Công ty kinh doanh dưới giá vốn dẫn tới lợi nhuận gộp ghi nhận âm 159,17 tỷ đồng so với cùng kỳ dương 1.295,99 tỷ đồng, tức giảm 1.455,16 tỷ đồng. Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng 91%, tương ứng tăng thêm 35,42 tỷ đồng lên 74,33 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 12,7%, tương ứng tăng thêm 13,7 tỷ đồng lên 121,7 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 46,5%, tương ứng giảm 234,16 tỷ đồng về 269,35 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 18.771,42 tỷ đồng, giảm 3,2% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 289,64 tỷ đồng, giảm 83,7% so với cùng kỳ năm trước.
TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:
Giá thép có thể ổn định nhờ diễn biến giá thép tại thị trường Trung Quốc.
Giá thép trung bình tại Trung Quốc gần đây đã phục hồi khoảng 10% so với mức đáy vào cuối tháng 10. Điều này đến từ sự hỗ trợ của chính phủ nước này đối với thị trường bất động sản và lượng thép tồn kho của Trung Quốc giảm 50% so với mức đỉnh hồi tháng ba. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng giá thép khó có thể tiếp tục phục hồi đáng kể hơn từ mức do nhu cầu toàn cầu còn yếu. Ngoài ra, nhu cầu yếu hơn và mức dư cung cao ở thị trường trong nước có thể gây áp lực lên giá bán của các nhà sản xuất Việt Nam
Sản lượng cung thép tại một số quốc gia lớn giảm làm tăng nhu cầu về thép Việt Nam trong giai đoạn tới.
Mới đây Nga đã cắt giảm khí đốt vào EU, điều này nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thép của khu vực này khi mà các ngành công nghiệp nặng đã phải giảm sản lượng thậm chí là đóng cửa các nhà máy do không đủ năng lượng để vận hành, một trong những nhà máy đó là nhà máy thép, sự kiện này nó sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong thời gian tới do EU vẫn chưa tìm kiếm được nguồn cung cấp năng lượng thay thế, trong khi ngoại giao đối với Nga thì vẫn còn diễn ra khá là căng thẳng. Bên cạnh đó thì dù cho ổn định lại tình hình năng lượng thì sản lượng thép tại các nhà máy cũng không thể ổn định lại ngay được, do các nhà máy khi đã đóng cửa thì cũng cần nhiều chi phí và thời gian để có thể ổn định lại
Xu thế gia tăng nhập khẩu thép vào EU đang diễn ra trong một vài năm gần đây, cũng khủng hoảng năng lượng gần đây thì dự báo sẽ góp phần đẩy mạnh hơn nữa sản lượng nhập khẩu vào EU. Hiện nay thì EU đang chiếm thị phần xuất khẩu lớn nhất của Nam kim với tỷ trọng khoảng 50%. Do đó thì Nam kim có thể tiếp tục hưởng lợi từ mảng này.
Năng lực sản xuất ngày càng được cải thiện.
Năng lực sản xuất của Nam Kim đang được nâng cao để có thể chiếm được thị phần của Hoa Sen bỏ lại, với việc Hoa Sen đã thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh từ nhà sản xuất tôn mạ và ống thép sang nhà phân phối các sản phẩm thép, điều này để lại một thị phần rất lớn đối với mảng tôn mạ, khi hiện nay Hoa Sen là nhà sản xuất tôn mạ số 1 Việt Nam, đây có thể là một cơ hội rất lớn của Nam Kim để chiếm được thị phần tôn mạ.
NHÀ MÁY.
Hiện tại, NKG có 4 nhà máy chính với tổng giá trị đầu tư là 3,700 tỷ đồng và với tổng công suất tối đa là 1,3 triệu tấn và hầu hết các nhà máy của NKG đều tập trung ở khu vực miền Nam và thị trường tiêu thụ chính của NKG cũng tiêu thụ ở khu vực miền Nam, trong giai đoạn gần đây thì NKG cũng có mở thêm 1 cái nhà máy ống thép ở Chu Lai với kì vọng là có thể xuất tiến được kì vọng về ống thép của mình ở khu vực miền Trung.
Kế hoạch mở rộng công suất.
Một trong những kế hoạch lớn được công bố ở đại hội cổ đông vừa rồi đó chính là kế hoạch mở rộng công suất và đây là một trong những kế hoạch cũng như là kì vọng tăng giá lớn nhất đối với NKG ở thời điểm hiện tại.
Có thể thấy là cả về tổng mức đầu tư cũng như là công suất thì khi nhà máy này được hoàn thành thì gần như là gấp đôi công suất về sản xuất của NKG ở thời điểm hiện tại, chính vì thế mà chúng ta cũng có thể kì vọng tiếp về mức tăng trưởng ở góc nhìn về sản xuất thì có thể nói đây là một trong những lần mở rộng mà quy mô lớn đầu tiên của DN từ sau cái giai đoạn tái cấu trúc từ thời điểm 2018-2020.
+ Dự án sẽ được chia làm 3 giai đoạn( công suất 400 ngàn tấn/ giai đoạn).
+ Trong đó giai đoạn 1 dự kiến đưa vào sản xuất trong năm 2024
+ Điểm rơi hoàn thành giai đoạn 3 sẽ vào khoảng năm 2027
Nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu; Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 với lợi thế nằm dọc trục Quốc lộ 51, cách Tp. HCM và sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 70km; cách hệ thống cảng biển nước sâu như: Cảng Gò Dầu, Cảng Thị Vải, Tân cảng Cái Mép từ 5km – 7km. Trong tương lai gần sẽ nằm cạnh đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu và cách sân bay quốc tế Long Thành 40km. Ngoài ra, KCN Mỹ Xuân B1 cũng nằm trong quần thể khu đô thị mới Phú Mỹ, sẽ là địa điểm lý tưởng cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Với việc đặt nhà máy ở vị thế trên thì cho thấy NKG đang đánh mạnh vào vị thế xuất khẩu.
Do đó việc đầu tư nhà máy để có thể nâng cao công suất giúp cho Nam Kim có thể hiện thực hóa được tham vọng chiếm lĩnh thị phần tôn mạ do Hoa Sen bỏ lại.
RỦI RO:
- Áp lực giảm biên lợi nhuận, khi nguyên liệu đầu vào của Nam Kim là thép HRC đang có xu hướng giảm mạnh, điều này tìm ẩn những rủi ro vì khiến cho Nam Kim trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong thời gian tới, khi mà HTK giá cao của Nam Kim đang ở mức khá cao.
- Áp lực nợ vay cao dẫn đến khoản chi phi lãi vay lớn tác động đến biên lợi nhuận của DN trong giai đoạn tới.
- Nhu cầu thép giảm cả trong và ngoài nước trong giai đoạn tới, làm lượng hàng tồn kho cao kéo theo việc phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tông kho ngày một nhiều. Bên cạnh đó, khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc và nhu cầu của toàn cầu của các ngành công nghiệp sử dụng cuối thấp cũng sẽ tiếp tục tạo áp lực giảm giá thép toàn cầu.