PAN – Mảng nông nghiệp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ

0
90

PHÂN TÍCH DAONH NGHIỆP PAN 

I. KẾT QUẢ KINH DOANH:

KQKD 6 tháng đầu năm 2022: Doanh thu hợp nhất và LNST của cổ đông công ty mẹ lần lượt tăng lên 6,2 nghìn tỷ đồng (tăng 60% so với cùng kỳ) và 175 tỷ đồng (tăng 112% so với cùng kỳ), đạt 43% và 49% kế hoạch cả năm 2022. . Trong quý 3/2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (tăng 43% so với cùng kỳ) và LNST của cổ đông công ty mẹ đạt 53 tỷ đồng (tăng 38% so với cùng kỳ).

Trong giai đoạn 2021-2025, PAN sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận cao. Trong giai đoạn 2013-2018, PAN chủ yếu tập trung vào hoạt động mua bán và sáp nhập. Công ty đã mua lại ABT (năm 2013), NSC (năm 2014), BBC (năm 2015 và FMC (năm 2017) và VFG (năm 2021). Trong giai đoạn 2018-2020, sau các giao dịch mua bán và sáp nhập, PAN đã áp dụng các giải pháp để củng cố nền tảng cốt lõi của công ty, bao gồm tăng cường R&D, mở rộng năng lực sản xuất và thay đổi công nghệ sản xuất để nâng cao tính hiệu quả và mở rộng tệp khách hàng. Cho đến nay, PAN đã hoàn thành giai đoạn mua bán và sáp nhập, và hiện đang tập trung vào hoạt động phát triển kinh doanh.

II. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:

Đóng góp lớn nhất vào doanh thu của PAN là mảng lương thực chiếm 36% và được xem là ngành được tập trung phát triển chính của DN. Tiếp đến là đóng góp 64% của mảng thực phẩm bao gồm nhiều công ty con.

  1. Mảng nông nghiệp mang lại sự tăng trưởng bền vững nhờ đóng góp từ loại giống mới.

Hạt giống: Sản lượng giống lúa và giá bán bình quân trong 6 tháng đầu năm 2022 tăng lần lượt 19% và 7% so với cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ gạo đóng gói tăng 31% so với cùng kỳ, trong khi giá bán trung bình giảm 15% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.

Thuốc trừ sâu: Doanh thu từ thương hiệu Syngenta chiếm khoảng 55% tổng doanh thu của VFG. Tỷ suất lợi nhuận gộp cải thiện từ 22,7% trong 6 tháng đầu năm 2021 lên 23,4% trong 6 tháng đầu năm 2022 nhờ xu hướng tăng giá vật tư nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2022.

2. Mảng thực phẩm: Nhu cầu đối với các mặt hàng thủy sản và các loại hạt ổn định trên thị trường xuất khẩu, trong khi bánh kẹo bị ảnh hưởng bởi chi phí nguyên liệu đầu vào tăng trong 6 tháng đầu năm

3. Tăng trưởng trong bối cảnh cần đảm bảo an ninh lương thực.

Chịu ảnh hưởng nặng nề sau hai năm đại dịch, nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với những thách thức do xung đột chính trị đang diễn ra, lạm phát tăng vọt và biến đổi khí hậu. PAN là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, theo đuổi chiến lược phát triển bền vững bằng cách hợp tác chặt chẽ với nông dân, với tầm nhìn là đảm bảo nguồn cung cấp ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp như gạo, điều, thủy sản. Việc công ty đa dạng hóa các sản phẩm FMCG như gạo đóng túi, nước mắm, hải sản, các loại hạt và bánh kẹo, không chỉ tạo ra một chuỗi giá trị tích hợp theo chiều dọc mà còn giúp tập đoàn hoàn thành sứ mệnh an ninh lương thực và các mục tiêu tạo ra công ăn việc làm cho người lao động.

4. Lợi thế cạnh tranh các công ty con của PAN so với các công ty cùng ngành.

  • NSC là nhà sản xuất giống lớn nhất tại Việt Nam với 21% thị phần, và là một trong số ít công ty có nền tảng R&D mạnh – cho phép NSC tạo ra các loại giống mới để giành thị phần. Với đóng góp cao từ giống bản quyền (hiện chiếm 70% tổng doanh thu giống lúa và có thể đạt 90% trong tương lai), NSC có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận gộp cao hơn so với các công ty cùng ngành. Công ty đặt mục tiêu đạt 25% thị phần và doanh thu 4 nghìn tỷ đồng cho tới năm 2025 (so với 1.9 nghìn tỷ đồng trong 2021).
  • VFG là nhà phân phối thuốc BVTV lớn thứ hai tại Việt Nam với thị phần 12%, và công ty có thể giành thêm thị phần sau khi đối thủ cạnh tranh LTG mất quyền phân phối độc quyền sản phẩm Syngenta. VFG đặt mục tiêu đạt 15% thị phần trong vòng 3 năm tới và 20% thị phần trong vòng 5-7 năm tới. VFG có mạng lưới rộng với ~5,000 đại lý và kết nối với khoảng ~300 nông dân chủ chốt, giúp công ty lan tỏa cách thức sử dụng thuốc BVTV và trổng trọt bền vững để nâng cao chất lượng.
  • Do các công ty con của PAN liên kết chặt chẽ với nông dân và cung cấp cho nông dân vật tư nông nghiệp đầu vào (giống và thuốc BVTV) chất lượng cao trong suốt thời gian canh tác nên sản phẩm gạo của công ty vượt trội về chất lượng và khả năng truy xuất nguồn gốc, giúp công ty đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu khắt khe sang thị trường EU và Hoa Kỳ.
  • FMC có công nghệ nuôi tôm giúp đạt được tỷ lệ sống của tôm cao hơn và có thể mua thức ăn thủy sản và tôm nguyên liệu từ CP với giá chiết khấu. Với lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, trong thời gian tới FMC sẽ tập trung nhiều hơn vào thị trường xuất khẩu chủ chốt là Nhật Bản (chiếm 28% tổng kim ngạch xuất khẩu vào năm 2021) trong tương lai, do mức cạnh tranh từ thị trường này ít gay gắt hơn, giá bán bình quân cao hơn do Nhật Bản ưa chuộng các sản phẩm giá trị gia tăng, và chi phí vận chuyển thấp hơN.
  • Với khả năng tự cung cấp 100% nguyên liệu cá, ABT có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ về cả kiểm soát chi phí và chất lượng cá nguyên liệu. Chiến lược của công ty là tập trung vào việc tăng doanh thu bán các sản phẩm cá tra chế biến sẵn và có giá trị gia tăng cao, đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và duy trì mức biên lợi nhuận gộp cao trong tương lai.
  • Các công ty con LAF và 584 NT tập trung vào thị trường hạt cao cấp, trái cây sấy khô và nước mắm, và những công ty này có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao nếu hoạt động R&D mang lại kết quả.
  • Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người ở Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Công ty con của PAN là BBC đặt mục tiêu chiến lược tập trung vào các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, và chiến lược này đã cho thấy những kết quả ban đầu đầy hứa hẹn.

5. Kế hoạch tăng vốn:

Đầu quý 4/2022, công ty dự kiến tăng vốn điều lệ thông qua các phương thức sau:

Trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ thực hiện là 5: 2; và Phát hành quyền với tỷ lệ 2: 1, giá phát hành là 15.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu mới phát hành sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

PAN sẽ sử dụng số tiền thu được từ việc phát hành cổ phiếu (1,6 nghìn tỷ đồng) để triển khai các hoạt động sau:

III. RỦI RO:

  • Gía phân bón tăng cao nhưng giá lương thực lại tăng tương đối chậm dẫn tác động tiêu cực đến lợi nhuận
  • Điều kiện thời tiết xấu tác động đến sản lượng thu hoạch
  • Ấn Độ đấy mạnh xuất khẩu lúa gạo trở lại gâp áp lực đến xuất khẩu của VN

 Phân tích kỹ thuật: Đang gặp áp lực chốt lời ở vùng kháng cự bên trên tuy nhiên vol bán không quá lớn và giảm dần, bám trend khá tốt và có đường hỗ trợ đường MA10 ngay bên dưới, MACD hội tụ cho tín hiệu đảo chiều tích cực trong ngắn hạn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here