PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP PC1
KẾT QUẢ KINH DOANH 2022:
CTCP Tập đoàn PC1 công bố báo cáo tài chính quý 4/2022 với kết quả khả quan. Theo đó, doanh thu bán hàng của công ty đạt gần 2.339 tỷ đồng (tăng 8% so với cùng kỳ). Giá vốn chỉ tăng 4% lên 1.830 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp quý này của PC1 tăng 23% YoY đạt gần 508 tỷ đồng.
Trong quý, doanh thu tài chính của PC1 tăng 48% lên 42 tỷ đồng song chi phí tài chính chỉ tăng 17% lên 163 tỷ đồng. Cùng với đó, công ty không ghi nhận chi phí bán hàng (do hoàn nhập dự phòng bảo hành sản phẩm) đã dẫn tới lãi thuần đạt 301 tỷ đồng – tương đương tăng 37% so với cùng kỳ. Kết thúc quý 4/2022, CP1 bão lãi sau thuế hơn 275 tỷ đồng – tăng gần 48% YoY và là quý lãi cao nhất của công ty kể từ năm 2014 đến nay.
Lũy kế cả năm 2022, doanh thu của công ty đạt 8.333 tỷ đồng, giảm 15%. Lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt giảm 33% và 31% xuống còn 598 tỷ và 527 tỷ đồng. EPS đạt 1.513 đồng/cổ phiếu.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ: Động lực từ dự án niken và doanh thu bán điện mới từ KCN Normura
Mảng xây dựng lưới điện: Nhu cầu xây dựng lưới điện tăng trưởng khoảng 11%.
Chúng tôi ước tính tăng trưởng doanh thu năm 2023 đối với hoạt động xây dựng lưới điện của PC1 ở mức 11%%, dựa trên giá trị chuyển tiếp cuối năm 2022 (3,7 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022 so với 1 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2021) và kế hoạch chi phí đầu tư xây dựng lưới điện từ Dự thảo Quy hoạch tổng thể Điện VIII. Chúng tôi giả định đơn đặt hàng mới năm 2023 là 5,5 nghìn tỷ đồng (tương đương 90% kế hoạch của công ty.
Đồng thời chúng tôi cũng đang theo dõi chặt chẽ khoản phải thu 759 tỷ đồng từ CTCP điện gió Tiền Giang (công ty con của Tập đoàn TTC). Tại thời điểm cuối năm 2022, khoản phải thu từ CTCP điện gió Tiền Giang tăng lên 759 tỷ đồng từ 223 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm 2022.
Mảng điện gió: Được hỗ trợ nhờ điều kiện thủy văn không thuận lợi và đồng USD ổn định hơn
Có thể kỳ vọng trong năm 2023 điều kiện thủy văn sẽ kém thuận lợi hơn so với giai đoạn vừa rồi, từ đó kỳ vọng sản lượng điện gió sẽ được huy động nhiều hơn và đóng góp tích cực vào doanh thu của doanh nghiệp. Lợi nhuận từ dự án điện gió có thể tăng do giả định đồng USD ổn định hơn trong năm 2023 trong khi năm 2022 ghi nhận lỗ tỷ giá khá đảng kể.
Mảng Niken: Động lực mới kể từ năm 2023
PC1 sở hữu 57,27% cổ phần của Khoáng sản Tấn Phát (dự án Niken) và vốn đầu tư đã giải ngân cho dự án này đã ghi nhận khoảng 1,3 nghìn tỷ đồng trong năm 2022 (trên tổng vốn đầu tư 1,5 nghìn tỷ đồng). Giá bán niken hiện tại là 25.500 USD/tấn và theo dự đoán của Bloomberg là 25.800 USD/tấn. Giá niken khá biến động và chúng ta đang nhận thấy xu hướng giảm giá. Do đó, chúng tôi thận trọng giả định giá bán ở mức 19.000 USD/tấn trong năm 2023, sát với kế hoạch của công ty.
Mảng khu công nghiệp.
Công ty cũng cho biết doanh thu từ KCN Normura có thể đạt khoảng 600 tỷ đồng/năm, chủ yếu đến từ việc bán điện (theo như chúng tôi được biết, KCN Normura sẽ mua điện từ EVN và sau đó bán lại cho các khách hàng trong KCN).
Chúng tôi cũng tính đến lợi nhuận liên kết từ Western Pacific (KCN Yên Phong IIA). PC1 sở hữu 30% cổ phần tại Western Pacific, trong đó Western Pacific sở hữu 62% cổ phần KCN Yên Phong IIA. Doanh thu từ các dự án khu dân cư (Định Công, Gia Lâm, Vĩnh Hưng & Thăng Long) dự kiến sẽ được ghi nhận vào năm 2024 thay vì năm 2023, trong khi chờ phê duyệt đầu tư và lãi suất mua nhà giảm.
TÍN HIỆU KỸ THUẬT: cổ phiếu hiện đang bám đường trendline xu hướng tăng rất tốt cho tín hiệu khỏe hơn thị trường, chờ 1 phiên break nền với vol bùng nổ để xác nhận tiếp tục xu hướng tăng (hiện cổ phiếu đang siết nền với thanh khoản giảm dần).