PC1 – TRIỂN VỌNG TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN TỪ QUY HOẠCH ĐIỆN VIII

0
98

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP PC1

I. KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 1/2023:

Kết thúc năm 2022 PC1 ghi nhận doanh thu thuần đạt 8,333 tỷ đồng, giảm 15.2% so với năm 2022. Nguyên nhân sụt giảm doanh thu chủ yếu đến từ hoạt động xây lắp của công ty, đây là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của PC1. Năm 2021 do chính sách ưu đãi cho các dự án hoàn thành trước tháng 11/2022 đã đẩy nhu cầu xây dựng các dự án điện gió tăng đột biến, trong năm 2022 khi cơ chế kết thúc và các dự án đang chờ đợi chính sách mới cho ngành điện gió thì hoạt động xây lắp của PC1 cũng bị ảnh hưởng khá nhiều.

Trong cơ cấu doanh thu của PC1 chiếm tỷ trọng cao nhất là mảng xây lắp với tỷ lệ 58% theo sau là hoạt động bán điện với 22%, tuy nhiên cơ cấu lợi nhuận gộp lại cho thấy mảng điện vượt trội với tỷ lệ 61% trong khi đó mảng xây lắp chỉ đóng góp 32%, nguyên nhân như đã đề cập, mảng điện có biên lãi gộp rất cao.

II. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:

  1. Mảng xây dựng lưới điện: Nhu cầu xây dựng lưới điện tăng trưởng khoảng 11%.

Hưởng lợi từ quy hoạch điện VIII: Theo Quy hoạch điện VIII, hằng năm Việt Nam cần đầu tư cho ngành điện khoảng 99.32-115.96 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2021-2030, trong đó, vốn đầu tư cho phát triển nguồn điện khoảng 85.70-101.55 tỷ USD (mỗi năm khoảng 8.57-10.15 tỷ USD) và khoảng 180,1-227.38 tỷ USD/ năm trong giai đoạn 2031-2045. Quy hoạch điện VIII cũng nhấn mạnh việc tập trung phát triển năng lượng tái tạo đặc biệt là điện gió. Như vậy, nhu cầu thực hiện EPC dự án điện gió và mạng lưới truyền tải phục vụ cho các dự án còn rất. Với vị thế đầu ngành, cùng với lợi thế về kinh nghiệm, năng lực và công nghệ vượt trội, PC1 có rất nhiều cơ hội để mở rộng các hợp đồng xây dựng trong tương lai.

Đồng thời chúng tôi cũng đang theo dõi chặt chẽ khoản phải thu 759 tỷ đồng từ CTCP điện gió Tiền Giang (công ty con của Tập đoàn TTC). Tại thời điểm cuối năm 2022, khoản phải thu từ CTCP điện gió Tiền Giang tăng lên 759 tỷ đồng từ 223 tỷ đồng tại thời điểm đầu năm 2022.

2. Lĩnh vực đầu tư năng lượng: Điện Gió là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn tới.

Thủy điện:

  • Hiện PC1 đang vận hành 7 nhà máy thủy điện với tổng công suất lên đến 170 MW, Ngoài ra doanh nghiệp cũng đang có kế hoạch đầu tư thêm 3 dự án khác trong giai đoạn 2023-2025. Các dự án thủy điện của PC1 đều là các dự án vừa và nhỏ ở các khu vừng vùng núi phía Bắc
  • Biên lợi nhuận của mảng này duy trì ở mức cao là do các nhà máy thủy điện PC1 đều được áp dụng biểu giá tránh được cho thủy điện nhỏ (mức giá này cao hơn so với giá mua điện hợp đồng công suất lớn khoảng 20-30%). Ngoài ra công ty còn được ưu đãi thuế TNDN cho các dự án thủy điện nhỏ, vốn vay cho các dự án thủy điện của PC1 còn được hỗ trợ ưu đãi từ chương trình REDP của WorldBank.

Điện gió:

  • Ngoài thủy điện PC1 đang dần lấn sân sang lĩnh điện gió. Với việc vừa là nhà thầu vừa là chủ đầu tư, PC1 có lợi thế rất lớn trong lĩnh vực này. Hiện công ty đang vận hành cụm nhà máy điện gió Liên Lập, Phong Huy và Phong Nguyên tại Quảng Trị với tổng công suất 144MW, đủ điều kiện bán với giá FIT (biểu giá điện hỗ trợ). Theo kế hoạch của công ty, mảng điện tái tạo sẽ mở rộng công suất lên 350 MW vào năm 2025.

3. Các mảng kinh doanh mới như Khai thác Niken hay KCN sẽ là động lực tăng trưởng trong ngắn hạn của PC1.

Mảng khu công nghiệp: Công ty cũng cho biết doanh thu từ KCN Normura có thể đạt khoảng 600 tỷ đồng/năm, chủ yếu đến từ việc bán điện (theo như chúng tôi được biết, KCN Normura sẽ mua điện từ EVN và sau đó bán lại cho các khách hàng trong KCN).

Chúng tôi cũng tính đến lợi nhuận liên kết từ Western Pacific (KCN Yên Phong IIA). PC1 sở hữu 30% cổ phần tại Western Pacific, trong đó Western Pacific sở hữu 62% cổ phần KCN Yên Phong IIA. Doanh thu từ các dự án khu dân cư (Định Công, Gia Lâm, Vĩnh Hưng & Thăng Long) dự kiến sẽ được ghi nhận vào năm 2024 thay vì năm 2023, trong khi chờ phê duyệt đầu tư và lãi suất mua nhà giảm.

Mảng khai thác Niken: PC1 hiện đang sở hữu 57% tại công ty cp khoáng sản Tấn Phát, công ty khai thác và chế biến Niken hiện sở hữu mở Niken lớn thứ 3 tại Việt Nam với trữ lượng 52 nghìn tấn. Tổng vốn đầu tư là 1.5 nghìn tỷ đồng. Đây là mỏ lộ thiên nên chi phí khá thấp, dự kiến dự án sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2023, như vậy mảng này sẽ đóng góp thêm vào doanh thu và lợi nhuận của PC1 trong năm 2023.

4. Phân tích dòng tiền: Dòng tiền hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần nhất của PC1 luôn duy trì dương, đặc biệt tăng rất mạnh trong năm 2022, tuy nhiên do công ty đẩy mạnh quá trình đầu tư quá nhanh khiến dòng tiền kinh doanh không đủ để tài trợ cho các hoạt động đầu tư mà phải phụ thuộc vào dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

III. RỦI RO:

  • Mảng kinh doanh chính là Xây lắp điện phụ thuộc nhiều vào các dự án của EVN cũng như các chính sách của ngành Điện
  • Tỷ lệ đòn bẩy của PC1 tương đối cao và tăng nhanh trong những năm gần đây

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here