PHÂN TÍCH SÂU CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP:
- Tiền và tương đương tiền tăng 20% so với đầu năm nhưng có dấu hiệu giảm nhẹ so với trước. Chủ yếu đến từ các khoản tiền gửi Ngân hàng có kỳ hạn dưới 3 tháng với lãi suất 6%/năm (+80%).
Trong kỳ, công ty ghi nhận doanh thu tài chính 307 tỷ đồng, gấp 5,4 lần cùng kỳ bởi ghi nhận khoản lãi từ thanh lý khoản đầu tư 244 tỷ đồng và khoản lãi tiền gửi, cho vay gần bằng của ba quý đầu năm 2022.
2. Khoản phải thu tăng hơn 1500 tỷ so với đầu năm và cũng tăng hơn 1000 tỷ so với quý trước đó. Phần lớn đến từ việc tạm ứng tiền cho Nhà thầu, Nhân viên và Các khoản phải thu đến từ Khách hàng.
3. Hàng tồn kho giảm nhẹ so với cả đầu năm và quý trước. Khoảng giảm gần 2000 tỷ tập trung nhiều vào dự án Paragon Đại Phước, khi dự án này được hoàn thành và doanh nghiệp bắt đầu hoạch toán chi phí.
4. Ở mục tài sản dài hạn thì phần đầu tư tài chính dài hạn cũng cho thấy sự tăng trưởng đột biến so với đầu năm cũng cho thấy phát sinh đột biến. Phát sinh này đến từ việc góp vốn vào Công ty liên kết (75%) cho dự án Paragon Đại Phước được nêu ở mục Hàng tồn kho để hoàn tất chi phí xây dựng.
5. Vay ngắn và dài hạn đều tăng 40-50% so với đầu năm nhưng chỉ tăng khoảng 10% so với Quý trước đó. Với mức lãi suất thả nổi thì hơn 1300 tỷ vay ngắn hạn đang chịu áp lực lãi suất trong năm 2023, trung bình 9-10 %.
6. Ở khoảng mục Vay dài hạn hay nói chính xác hơn là Trái phiếu thì doanh nghiệp đang chịu áp lực 500 tỷ Trái phiếu đáo hạn vào quý 2/2023. 2500 tỷ Trái phiếu còn lại có thời gian đáo hạn dao động từ 2024-2029 với mức lãi suất trung bình 9-10%. Tất cả khoản vay trên đều có tài sản đảm là Quyền sử dụng đất và dự án đến từ doanh nghiệp.
5. Tính riêng quý 4/2022 thì Lợi nhuận của doanh nghiệp giảm hơn 60% nhưng cả năm thì doanh thu của doanh nghiệp chỉ giảm 20% so với kỳ. Lũy kế năm 2022, doanh thu thuần của công ty đạt 4.339 tỷ đồng, giảm 17% so với năm trước nhưng lợi nhuận gộp cả năm vẫn tăng 11%, đạt 1.983 tỷ đồng.
Giá vốn cũng giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng khi xét về tỷ trọng thì giá vốn trong quý 4 năm nay chỉ chiếm khoảng 50% với cùng kỳ trên 60%. Thêm vào đó, áp lực đến từ Chi phí bán hàng và Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tác động mạnh đến lợi nhuận của doanh nghiệp này. Năm 2022, Nam Long ghi nhận lưu chuyển tiền thuần đạt 662 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền kinh doanh âm 255 tỷ đồng, chủ yếu do tăng các khoản phải thu (1.481 tỷ đồng) và tồn kho (490 tỷ đồng). Dòng tiền đầu tư âm 547 tỷ đồng và dòng tiền từ hoạt động tài chính 1.434 tỷ đồng. Công ty đã tiến hành chi trả 2.021 tỷ đồng nợ gốc vay đồng thời đi vay 3.595 tỷ đồng trong năm 2022.
Góc nhìn cá nhân: Quý 4/2022 là một quý khó khăn của cả ngành Bất động sản nói chung và NLG nói riêng thì việc kết quả kinh doanh tăng trưởng âm so với cùng kỳ cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn duy trì được tiến độ triển khai các dự án tương đối và luôn có sẵn hàng để bán kèm theo các dự án phần lớn tập trung ở khu vực Đồng Nai. Áp lực đến từ Vay ngắn hạn thì có thể được cover bằng phần Tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp. Tỷ trọng Trái phiếu đến hạn của doanh nghiệp trong 2023 cũng không quá lớn. Những yếu tố trên đủ để giúp doanh nghiệp vượt qua 1 năm đầy thách thức như năm 2023.