PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP POW
KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2022:
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – (POW) đã công bố Báo cáo tài chính quý 4/2022. Trong kỳ, doanh thu thuần đạt 7.669 tỷ đồng, tăng 113% so với cùng kỳ năm trước. Giá vốn tăng chậm hơn giúp lợi nhuận gộp chuyển từ lỗ 329 tỷ trong quý 4/2021 sang lãi 1.108 tỷ đồng, biên lãi cải thiện lên mức 14%.
Doanh thu tài chính tăng gấp đôi lên 211 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính giảm 36% xuống 95 tỷ đồng. Kết quả, POW báo lãi sau thuế quý 4/2022 đạt 732 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ lãi vỏn vẹn 19 tỷ đồng, tương ứng gấp gần 39 lần. Lợi nhuận ròng cũng chuyển từ lỗ 43 tỷ sang lãi 684 tỷ đồng. Lũy kế trong năm 2022, công ty ghi nhận doanh thu đạt 28.235 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.323 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 13% so với thực hiện trong năm 2021. Lãi ròng đạt 1.894 tỷ đồng.
Sau hai năm giảm liên tiếp, doanh thu và lợi nhuận ròng của POW đã tăng lại trong năm 2022. POW đang đẩy nhanh tiến độ dự án điện khí Nhơn Trạch 3 & 4. Theo kế hoạch, Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 & 4 sẽ được đưa vào vận hành trong giai đoạn 2023 – 2024, giúp tăng cường nguồn điện ổn định, tin cậy cho khu vực miền Nam và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây được xem là động lực thúc đẩy rất lớn trong tương lai của POW.
LUẬN ĐIỀM ĐẦU TƯ:
Ngành điện sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Nhu cầu sử dụng điện liên tục tăng trong những năm gần đây. Tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa ở mức cao khiến hoạt động sản xuất điện hiện tại phải nỗ lực và liên tục phát triển để đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.
Tổng sản lượng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống cũng liên tục tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR – Compounded Annual Growth Rate) giai đoạn 2010 – 2022 lên đến 9%.
Bộ Công Thương đã phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2023 tại Quyết định số 2976/QĐ-BCT. Theo đó, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2023 là 284.5 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 137.1 tỷ kWh và mùa mưa là 147.4 tỷ kWh.
Triển vọng từ nhiệt điện khí.
Theo Quy hoạch Điện VIII, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cơ cấu công suất có sự thay đổi dần theo hướng giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than, tăng dần tỷ trọng nguồn nhiệt điện khí và năng lượng tái tạo.
Cụ thể, điện năng sản xuất từ nguồn nhiệt điện khí đang chiếm 9.2% cơ cấu nguồn điện Việt Nam. Tỷ lệ này sẽ là 20.97% vào năm 2030 và tăng lên trên mức 24% vào năm 2045.
Cơ cấu nguồn điện Việt Nam trong giai đoạn 2022-2045F
Phù hợp với xu hướng trên, điện khí vẫn đang chiếm tỷ trọng cao (trên 50%) trong cơ cấu sản lượng điện của POW trong những năm gần đây (tham khảo hình bên dưới). Nhiệt điện than giảm mạnh từ mức 38% năm 2021 xuống còn 24% trong năm 2022.
Tỷ trọng sản lượng điện của POW năm 2021 (trong) và 2022 (ngoài)
Trong năm 2022, sản lượng sản xuất của POW chiếm 5.2% trên tổng lượng điện sản xuất toàn hệ thống. POW hiện sở hữu nhiều nhà máy điện (điện khí, điện than và thủy điện) với tổng công suất 4,205 MW. Trong đó, Nhà máy điện khí Cà Mau 1 & 2, Nhà máy điện than Vũng Áng 1, Nhà máy điện khí Nhơn Trạch 2 là những nhà máy chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản lượng điện của POW.
Thị phần ngành điện Việt Nam 2022 (theo sản lượng điện sản xuất)
RỦI RO: POW chịu đôi chút áp lực từ việc tăng lãi suất và lỗ tỷ giá vì Từ năm 2023, chúng tôi nhận thấy khoản vay bằng USD cho Nhơn Trạch 3&4 khoảng 1,1 tỷ USD sẽ gây áp lực lớn hơn lên tình hình tài chính của công ty. Đặc biệt, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ nợ vay/VCSH tăng từ 63% trong năm 2022 lên 111% trong năm 2025 sẽ làm tăng chi phí tài chính trong giai đoạn đầu tư Capex lớn này.
- Khoảng 4.000 tỷ đồng khoản vay thương mại trong nước đang vào giai
đoạn cuối cùng chờ VCB phê duyệt. - Phần còn lại (900 triệu USD theo ước tính của chúng tôi) là các khoản
vay tín dụng xuất khẩu (ECA) và vay thương mại.