PVS – Duy trì triển vọng tích cực từ tiềm năng của các dự án lớn. (Cập nhật)

0
48

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP PVS

KẾT QUẢ KINH DOANH

Quý III/2022, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam đã vượt 11% kế hoạch doanh thu và 95% kế hoạch lợi nhuận. Tuy trong Quý III, PVS báo lãi giảm nhẹ so với cùng kỳ nhưng lại cải thiện mạnh hơn so với quý II trước đó. PVS báo lãi ròng quý III/2022 tăng gấp 13 lần so với quý II/2022 (15 tỷ đồng)

Cụ thể, Quý III/2022, PVS ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 3.502 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt hơn 201 tỷ đồng, giảm nhẹ 1,5%. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng gấp 2,6 lần, đạt tới hơn 135 tỷ đồng. Chi phí tài chính đạt hơn 19 tỷ đồng (tăng 22,5%); Chi phí bán hàng tăng 29% (đạt hơn 18 tỷ); Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 13,3% (còn 169 tỷ đồng). Trừ hết các chi phí, lợi nhuận sau thuế là 193 tỷ đồng, giảm 20% so với quý III/2021. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ là 192 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ.Biên lãi gộp tăng từ 5% lên 6% quý III năm nay.

Luỹ kế 9 tháng, PVS ghi nhận 11.082 tỷ đồng doanh thu thuần tăng 15%, lợi nhuận sau thuế là 454 giảm 21% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022, PVS đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất là 10.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 488 tỷ đồng. Như vậy, sau ba quý, PVS vượt 11% kế hoạch doanh thu, đạt 95% kế hoạch lợi nhuận.

Về tình hình tài chính, cuối quý III, tổng tài sản của PVS là 25.177 tỷ đồng, tăng 333 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó: Khoản tiền, tương đương tiền, tiền gửi có kỳ hạn là 9.998 tỷ đồng, chiếm 40% tổng tài sản. Khoảng 3.485 tỷ tiền gửi ở ngân hàng có lãi suất từ 2,8 đến 6,7%/năm gồm đồng VND, USD, GBP, EUR, RUB và 4.711 tỷ đồng tiền gửi có kỳ hạn bằng VND với lãi suất từ 3,5 – 6,7%/năm. Công ty thu về 171 tỷ đồng lãi tiền gửi 9 tháng. Tổng nợ vay của doanh nghiệp là 1.359 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 12.894 tỷ đồng, chiếm 51% tổng nguồn vốn, trong đó, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 3.708 tỷ đồng. 

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ

Triển vọn tích cực từ các dự án mới trong giai đoạn tới.

Mặc dù bị chậm trễ trong các giai đoạn khác nhau liên quan đến việc thu xếp vốn và hoàn tất các đàm phán thương mại, chúng tôi tin rằng các dự án trọng điểm như Lô B hay Nam Du – U Minh sẽ được khởi công trong 2 năm tới, được thúc đẩy bởi môi trường giá dầu cao. Bên cạnh đó, luật Dầu khí sửa đổi vừa được thông qua hứa hẹn sẽ giúp thu hút đầu tư vào phân khúc thượng nguồn tại Việt Nam. Điều này sẽ tạo ra một khối lượng backlog tiềm năng rất lớn cho các nhà thầu EPC như PVS trong những năm tới.

Về dự án lô B Ô Môn, nhà máy điện Ô Môn III vẫn đang chờ phê duyệt kế hoạch sử dụng vốn ODA. Do khung giá khí từ Lô B đã được phê duyệt từ năm 2016, việc trì hoãn kéo dài đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của kế hoạch ban đầu đối với các nhà máy hạ nguồn do lạm phát và đồng USD tăng giá. Do đó, cần có thời gian để sửa đổi kế hoạch và đệ trình Chính phủ. Đáng chú ý, theo một số nguồn tin trong ngành, dự án này có thể phải đối mặt với một sự gián đoạn khác khi nhà điều hành dự kiến sẽ cho đấu thầu lại gói thấu EPC giàn xử lý trung tâm (CPP) ngoài khơi. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng sự gián đoạn này có thể mở ra cơ hội cho các nhà thầu EPC trong nước như PVS tham gia sâu hơn vào dự án Lô B. Nhìn chung, chúng tôi kỳ vọng dự án Lô B – Ô Môn sẽ có quyết định đầu tư cuối cùng (FID) và khởi công trong nửa cuối năm 2023, cung cấp khối lượng backlog tiềm năng cho mảng M&C của PVS trong những năm tới.

Hưởng lợi từ môi trường lãi suất tăng.

Xu hướng lãi suất tăng sẽ có tác động đáng kể đến toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành Dầu khí trong thời gian tới . Với số dư tiền mặt ròng dồi dào hơn 8.600 tỷ đồng (tương đương ~18.000 đ/cp) tại cuối Q3/22, chúng tôi tin rằng PVS sẽ hưởng lợi từ xu hướng lãi suất tăng. Trong bối cảnh các mảng HĐKD cốt lõi phục hồi chậm, thu nhập lãi ròng đóng góp vai trò quan trọng vào KQKD của công ty, tương đương 20,4% LNTT trong 9T22. Chúng tôi ước tính rằng khi lãi suất tăng mỗi 1%, PVS có thể ghi nhận thêm ~60 tỷ đồng thu nhập lãi ròng, tương đương ~5% LNTT.

Tiềm năng tăng giá: giá dầu cao hơn kỳ vọng và sự khởi công của dự án Lô B – Ô Môn.

RỦI RO:

  • Giá dầu trên thế giới giảm mạnh do tác động của các yếu tố vĩ mô
  • Chậm trễ trong việc trao thầu các dự án lớn.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here