PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP PVT
Kết quả kinh doanh quý 3:
PVT: Hưởng lợi theo đà tăng giá cước, PVTrans ước đạt 850 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong 9 tháng. PVTrans (PVT) vừa công bố tình hình kinh doanh từ đầu năm 2022 đến nay. Theo Công ty, thị trường cước vận tải biển diễn biến thuận lợi nhờ hưởng lợi từ xung đột Nga-Ukraine cùng với sự phục hồi nhu cầu vận tải nhiên liệu. Theo đó, PVT ước đạt 6.700 tỷ đồng và LNTT hợp nhất ước đạt 850 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2022.
Dự kiến cả năm 2022, doanh thu hợp nhất PVT đạt 8.000 tỷ đồng và LNTT hợp nhất ước đạt 1.100 tỷ đồng, tăng trưởng khoảng 6% so với năm 2021. Mới đây, PVT được chỉ định cung cấp dịch vụ vận chuyển xăng dầu, phụ gia, etanol và các hàng hoá/sản phẩm khác cho PVOIL.
Tại báo cáo ngành dầu khí mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect kỳ vọng giá cước tàu chở dầu và nhiên liệu sẽ duy trì đà tăng trong thời gian tới do các lệnh cấm vận sắp có hiệu lực của EU đối với Nga. Từ đó, nhóm vận tải xăng dầu sẽ được hưởng lợi, bao gồm PVT. Hiện 80% đội tàu của PVT đang hoạt động trên các tuyến quốc tế và hầu hết được ký kết theo hình thức hợp đồng thuê tàu định hạn mà VNDirect cho rằng sẽ được gia hạn với giá cước cao hơn trong thời gian tới. Năm 2021, Công ty mẹ PVT được biết đã thực hiện đầu tư 2 tàu và các đơn vị thành viên đầu tư thành công 4 tàu.
TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:
Mảng vận chuyển dầu thô cho BSR và kho chứa nổi (FSO) của PVT sẽ mang lại lợi nhuận ổn định. PVT có một đội tàu gồm 4 tàu chở dầu thô trẻ và hiện đại. PVT là công ty vận chuyển dầu thô lớn nhất của BSR (50% số lượng, 25%-30% lợi nhuận ròng trong năm 2021), mang lại lợi nhuận ròng ổn định trong dài hạn cho PVT. Ngoài ra, PVT có hoạt động kinh doanh FSO ổn định và có biên lợi nhuận cao với các hợp đồng dài hạn từ 7 đến 10 năm (chiếm khoảng 20% lợi nhuận ròng trong năm 2021).
PVT đang mở rộng năng lực vận tải. Trong giai đoạn 2021-2026, chúng tôi dự báo PVT sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển dầu thô, tăng 30% công suất dầu thành phẩm và nâng công suất than thêm 4,0 lần. PVT hiện có tiềm lực tài chính mạnh để mua được tàu chở dầu giá rẻ, điều này sẽ củng cố lợi thế cạnh tranh ở thị trường nước ngoài và giúp PVT giữ vị trí thống trị tại Việt Nam trong thời gian dài.
PVT có tốc độ tăng trưởng dài hạn ổn định từ các mảng vận tải khác – đặc biệt là từ mảng LPG đang tăng trưởng (chiếm khoảng 25% lợi nhuận gộp trong năm 2021) với thị phần thống trị là 100% và nhu cầu hàng năm của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh 14% đối với LPG (theo ước tính của chúng tôi). PVT cũng có thể đạt được tăng trưởng trong dài hạn từ việc vận chuyển các sản phẩm dầu cho NSR cùng với nhu cầu vận chuyển than tăng.
PVT được hưởng lợi từ hoạt động của nhà máy lọc dầu thứ hai của Việt Nam – nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR, 25% thị phần). Chúng tôi kỳ vọng PVT có thể nhận được hợp đồng vận chuyển dầu NSR và mua được 1 tàu vận chuyển dầu thô siêu lớn (VLCC) vào cuối năm 2023. Với VLCC, chúng tôi kỳ vọng hoạt động vận tải cho NSR có thể mang lại lợi nhuận thô dài hạn cho ròng trung bình là 100 tỷ đồng/năm từ năm 2024 (chiếm khoảng 10% LNST của PVT trong năm 2024).
PVT đang giao dịch với mức EV/EBITDA dự phóng năm 2022 hấp dẫn là 4,1 lần – thấp hơn 43% so với mức trung bình của các công ty cùng ngành trong khu vực.
Yếu tố hỗ trợ: Tiến độ mở rộng đội tàu nhanh hơn dự kiến.
Rủi ro: Giá thuê tàu phục hồi chậm hơn dự kiến
Phân tích kỹ thuật: vẫn đang nằm trên trendline xu hướng tăng, siết nền khá chặt, giữ giá tốt so với thị trường, RSI >50 ủng hộ xu hướng.