ROA là gì? Ý nghĩa và ứng dụng

0
105

ROA là gì?

ROA là viết tắt của cụm từ Return On Assets có nghĩa là Chỉ số về mặt lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty, cũng có thể hiểu là Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản sử dụng để kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Đây được đánh giá là một trong những chỉ số vô cùng quan trọng trong các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Và nó có chức năng đo lường một cách chính xác khả năng sinh lời trên mỗi đồng vốn của công ty, doanh nghiệp.

Công thức tính của ROA như sau:

Ý nghĩa của ROA

ROA là một chỉ số cơ bản, cho bạn biết mức độ hiệu quả quản lý tài sản của công ty.

ROA cho biết với một đồng tài sản đầu tư ban đầu, công ty có thể tạo được ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Chỉ số ROA cao và ổn định trong một thời gian dài là dấu hiệu tích cực cho thấy công ty sử dụng tài sản ngày càng hiệu quả và tối ưu các nguồn lực sẵn có.

Chỉ số ROA bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROA có cách tính rất đơn giản, nhưng con số chúng ta tính ra bao nhiêu mới là đủ tốt?

Điều này phụ vào:

  • Lĩnh vực mà công ty đó đang hoạt động:

Các ngành khác nhau thường có những đặc điểm khác nhau về cơ cấu tài sản.

Các công ty hoạt động trong ngành công nghiệp nặng như: Thép, xi măng,… thường yêu cầu tài sản cố định rất lớn. Do đó chỉ số ROA sẽ tương đối thấp.

Ngược lại, những công ty trong công nghệ thông tin, hàng tiêu dùng,… không yêu cầu quá lớn tài sản cố định để vận hành, thường có chỉ số ROA cao.

  • So sánh ROA các đối thủ cùng ngành:

Doanh nghiệp có chỉ số ROA lớn hơn so với trung bình ngành là một dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp đang quản trị tài sản hiệu quả.

  • So sánh ROA với kết quả trong quá khứ:

Bạn nên so sánh ROA của doanh nghiệp với chính nó trong quá khứ, để biết liệu công ty có đang hoạt động tốt lên hay không.

Trên đây là những thông tin chi tiết về chỉ số ROA. Hy vọng rằng các kiến thức cung cấp trong bài viết sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư khi quyết định lựa chọn cổ phiếu hiệu quả. Ngoài ra bạn cũng nên sử dụng chỉ số ROA kết hợp với những chỉ số khác để có cái nhìn tổng quát hơn về sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here