SCS – Một năm đầy thách thức khi bắt đầu vào giai đoạn thấm đòn lạm phát.

0
58

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP SCS

KẾT QUẢ KINH DOANH Q4/2022:

Sản lượng hàng hóa quốc tế Q4/22 của SCS sụt giảm 32,2% svck do nhu cầu suy giảm toàn cầu và hoạt động thương mại tắc nghẽn do chiến tranh. Sản lượng hàng hóa nội địa cũng giảm 5,9% svck trong Q4 do hoạt động sản xuất yếu, khiến tổng sản lượng hàng hóa của SCS đạt 48.039 tấn (giảm 27,4% svck). Doanh thu Q4/22 giảm 25,6% svck trong khi biên LN gộp tăng thêm 10,8 điểm % svck nhờ cắt giảm chi phí. Kết hợp với lãi tiền gửi cao hơn, LN ròng của SCS đi ngang svck và đạt 157 tỷ.

Trong cả năm 2022, sản lượng hàng hóa dù duy trì đà tăng trưởng trong 3 quý đầu năm nhưng đã giảm kể từ Q4/22. Tổng sản lượng hàng hóa 2022 giảm 3,1% svck trong khi giá bán bình quân tăng nhẹ 1% svck, giúp doanh thu tăng 1% svck. Biên LN gộp tăng 4,4 điểm % svck nhờ nỗ lực tiết giảm chi phí nhân công (-36,3% svck). Tổng hợp lại, LN ròng 2022 tăng 14,6% svck, hoàn thành 90,9% dự phóng cả năm của chúng tôi.

LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ: một năm đầy thách thức.

Lợi nhuận ròng Q4/22 đi ngang trong bối cảnh nhu cầu suy giảm toàn cầu. Trong cả năm 2022, sản lượng hàng hóa của SCS duy trì tăng trưởng trong 3 quý đầu năm, tuy nhiên đã suy giảm kể từ Q4/22. Sản lượng hàng hóa 2022 giảm 3,1% svck trong khi giá cước dịch vụ trung bình tăng 1% svck, khiến doanh thu tăng 1% svck. Biên LN gộp tăng 4,4 điểm % svck nhờ nỗ lực cắt giảm chi phí, đặc biệt chi phí nhân công (-36,3% svck).

Một năm đầy thách thức. Mặc dù tăng trưởng giao thương hàng hóa toàn cầu vẫn dương trong năm 2022, sản lượng vận tải hàng hóa đường không (đơn vị Tấn-km – CTKs) đã tăng trưởng âm từ tháng 3/22 do:

  • Vận tải hàng hóa đường không trở nên kém hấp dẫn hơn đường biển, do đó, hầu hết phần tăng lên vận tải đường biển hưởng lợi.
  • Số lượng đơn hàng mới ở các thị trường lớn – chỉ báo tương lai cho hoạt động vận tải hàng hóa đường không, duy trì đà giảm bởi (1) hầu bao chi tiêu của các hộ gia đình bị thắt chặt bởi lạm phát cao, và (2) các biện pháp trừng phạt kinh tế với Nga đã khiến hoạt động sản xuất bị ngừng trệ ở các thị trường này.
  • Kết quả là, hoạt động vận tải hàng hóa đường không đã duy trì xu hướng giảm từ tháng 3/2022.

Chúng tôi cho rằng các yếu tố tiêu cực như tiêu dùng suy giảm, chiến tranh Ukraina tiếp diễn, giá cước vận tải biển cạnh tranh, giá nhiên liệu cao sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu trong nửa đầu 2023. Tuy nhiên, tác động sẽ giảm dần khi FED quay đầu chính sách và Trung Quốc mở cửa kinh tế. Chúng tôi kỳ vọng sản lượng vận tải hàng hóa hàng không toàn cầu sẽ quay trở lại tăng trưởng dương từ Q3/23.

Sản lượng hàng hóa đường không Việt Nam sẽ đi theo xu hướng toàn cầu và có thể hồi phục trở lại trong Q3/23. Chúng tôi kỳ vọng sản lượng hàng hóa đường không tăng 1% svck trong năm 2023 từ mức nền thấp của 2022 và có thể tăng trưởng kép 13,1% theo Quy hoạch phát triển hạ tầng hàng không của Chính phủ đến năm 2030.

SCS hiện đang nắm giữ 15% thị phần toàn quốc và 45% thị phần ở Tân Sơn Nhất. Hiện tại, công suất các nhà ga hàng hóa bị hạn chế do thiếu không gian, đặc biệt ở sân bay Tân Sơn Nhất. Ở Tân Sơn Nhất, SCS là nhà ga duy nhất có khả năng mở rộng công suất (khả năng mở rộng 75% công suất hiện tại), do đó SCS sẽ hưởng lợi chính từ đà tăng trưởng trong dài hạn. Trong ngắn hạn, theo dự báo sản lượng ngành phục hồi vào nửa sau 2023, chúng tôi kỳ vọng sản lượng của SCS có thể tăng 2,4% svck, trong đó sản lượng hàng nội địa tăng 2% svck và sản lượng hàng quốc tế tăng 2,5% svck. Giá cước dịch vụ trung bình 2023 có thể tăng 1% svck nhờ dự báo đồng USD mạnh lên.

RỦI RO : Rủi ro giảm giá là mức tiêu dùng toàn cầu giảm thấp hơn dự kiến khiến nhu cầu vân tải hàng hóa hàng không suy giảm.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here