PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP TNG
Kết quả kinh doanh :
LNST Q2/2022 tăng mạnh 42.3% nhờ biên lợi nhuận cải thiện. Giá trị Xuất khẩu hàng dệt may của TNG đạt 95 triệu USD, tăng 18.4% sv cùng kì trong riêng Q2 – 2022 và đạt 161 triệu USD, tăng 22.7% trong 6 tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng cao hơn so với mặt bằng chung toàn ngành (+17%). TNG ghi nhận LNST đạt gần 87 tỷ đồng, tăng 42.3% so với cùng kì. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, TNG đạt 3,242 tỷ doanh thu thuần, tăng 36.7% yoy và 125.3 tỷ đồng LNST, tăng 50.8% so với cùng kì, thực hiện lần lượt 45.8% và 41.2% dự phóng cả năm 2022.
Triển vọng đầu tư:
TNG đang hưởng lợi theo triển vọng tích cực ngành dệt may của Việt Nam: Giá trị đơn hàng dệt may tiếp tục tăng trưởng : tiêu thụ tại TT Mỹ và EU tiếp tục phục hồi: tăng trưởng bán lẻ thời trang tại Mỹ và EU tiếp tục phục hồi. Cụ thể, tăng trưởng trung bình Q1 2022 ở Mỹ đạt 17.5% CK và tăng trưởng tại EU trong T1 2022 đạt mức 13% CK. Được thể hiện qua hàng tồn kho vẫn còn nhiều và đơn hàng được đặt trước của TNG ở các thị trường Mỹ và EU đã có đến hết QIII,2022.
Mở rộng công suất dây chuyền may: TNG liên tục đầu tư vào số lượng dây chuyền sản xuất từ 236 dây chuyền năm 2018 sang 319 dây chuyền cuối 2021. Trong năm 2021, – TNG đã đưa vào hoạt động: nhà máy Võ Nhai 2 với 20 dây chuyền may; dây chuyền bông số 3; nhà máy Sông Công mở rộng với 16 chuyền may và nhà máy Phú Bình mở rộng với 16 chuyền may. Theo kế hoạch, TNG sẽ đưa vào vận hành dự án nhà máy Đồng Hỷ 2 với 50 chuyền may từ 2023 và dự án Đại Từ 2 với 32 chuyền may từ 2024.
Chuyển đối cơ cấu khách hàng/đơn hàng giúp ổn định biên lợi nhuận trước sức ép 2022: TNG đã chuyển đổi cơ cấu đơn hàng/khách hàng sang kiểu đơn hàng FOB giúp biên lợi nhuận gộp hồi phục tích cực từ Q2/2021 trong khi giá các loại nguyên liệu đầu vào như xơ, sợi tiếp tục tăng mạnh. Mặc dù áp lực giá đầu vào vẫn cao trong 2022 đối với các doanh nghiệp dệt may, chúng tôi kỳ vọng việc thay đổi cơ cấu này sẽ tiếp tục hỗ trợ biên lợi nhuận TNG.
Bước đầu chủ động được nguồn cung và tận dụng được các chính sách như EVFTA và CPTPP: từ Quý 4/2021 TNG đã chủ động nguồn cung phụ trội nội địa với việc lắp đặt hơn 07 dây chuyền bông, thêu, trần, thùng carton, túi PE, in, giặt lớn. Ngoài ra, gần 100% nguyên liệu đầu vào của TNG nhập từ các doanh nghiệp trong nước như vải do Trường Thành, Formosa (nhà máy dệt Long An) sản xuất, bông. Chỉ một số nguyên phụ liệu được nhập từ Hàn Quốc. Từ đó, TNG có thể phát triển công nghiệp dệt may theo chiều sâu – đáp ứng cả ba công đoạn sợi, dệt nhuộm, cắt may của các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt EVFTA và CPTPP.
Kỳ vọng lợi nhuận đột biến từ ghi nhận dự án khu công nghiệp Sơn Cẩm: Năm 2022, cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 sẽ được lấp đầy 100% và đem lại doanh thu dự kiến 1,022 tỷ đồng. Chúng tôi đánh giá tiềm năng dự án này khá khả quan do nguồn vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục duy trì tăng trưởng sau khi Chính phủ nới lỏng sau COVID.
Lợi thế về nguồn lao động so với các nước đối thủ cạnh tranh: Hiện tại, Bangladesh và Myanamar có tỷ lệ dân số đã tiêm 2 mũi vắc xin lần lượt là 35.7% và 34.6%, thấp hơn tỷ lệ phủ 73.9% của Việt Nam. Đồng thời, cả Bangladesh và Myanamr đều đang ghi nhận các ca nhiễm tăng cao, tăng khả năng việc chính phủ phải thực hiện các biện pháp tái giãn cách xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của ngành Dệt may – một ngành sử dụng nhiều lao động.
Rủi ro: 1)Tỷ lệ lạm phát tăng cao làm giảm nhu cầu về sản phẩm không thiết yếu, 2) sắp tới bước vào mua đông của Châu Âu nên sản lượng nhập khẩu ở các nước này sẽ giảm, 3) nguyên vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phân tích kỹ thuật: giá đang giảm khá xâu đi theo xu hướng chung của thị trường, RSI đang về vùng quá bán nên khả năng sẽ có nhịp đảo chiều, với kết quả kinh doanh tích cực giai đoạn vừa rồi thì khả năng việc công bố kết quả kinh doanh quý 3 sắp tới sẽ là động lực tăng giá trong ngắn hạn.