TRẬN CHIẾN ĐỂ TỒN TẠI TRONG ĐẦU TƯ

0
1586

Gerald M.Loeb – tác giả của cuốn sách nổi tiếng những năm 1930 “The battle for Investment Survival”, cuốn sách đã bán hơn 200.000 bản trong lần xuất bản đầu tiên. Trong khi rất nhiều người coi Buffet là nhà đầu tư dài hạn do cách thức ông đầu tư vào cổ phiếu, vào các công ty và ông nắm giữ trong nhiều năm thì Loeb lại cho rằng thị trường là một chiến trường. Ông tin rằng cuộc chiến giành lợi nhuận sẽ rất nguy hiểm nếu vẫn tiếp tục nắm giữ cổ phiếu trong một thời gian dài.

–  Ông lập luận rằng bạn phải giao dịch phù hợp với những hành động diễn ra trên thị trường, chứ không đơn giản là cách bạn nghĩ thị trường sẽ giao dịch như thế nào. Điều này có nghĩa rằng chúng ta ko nên dự báo về điểm số thị trường mà nên giao dịch thuận theo thị trường, và đặc biệt hơn đừng cho rằng mình nên mua cổ phiếu khi bạn tự đánh giá cổ phiếu đó đã đủ rẻ để mua nhưng thị trường ko suy nghĩ và hành động như bạn.

–  Tất cả cổ phiếu đều có tính đầu cơ và đừng bỏ qua những tín hiệu bán có giá trị, đừng tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu này chỉ bởi vì bạn nghĩ rằng mình là nhà đầu tư dài hạn. Tâm lý này rất tai hại như chúng ta từng chứng kiến các đợt sụt giảm mạnh của thị trường. Những nhà đầu tư không chú ý đến những tín hiệu bán của thị trường hoặc vẫn còn nắm giữ cổ phiếu có thương hiệu hàng đầu nhưng đang xuống giá chắc chắn sẽ phải trả giá rất đắt. Cách thức hiệu quả nhất và thông minh nhất của Loeb là bán cổ phiếu khi thị trường đưa ra những tín hiệu nên bán.

CÁC NGUYÊN TẮC GIAO DỊCH

Loeb đã từng trải qua những lần thất bại khiến ông mất đi lợi nhuận to lớn trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Nhưng ông không ngừng học hỏi, rút ra kinh nghiệm sau những lần thất bại. Ông tin rằng kiến thức được đút kết từ kinh nghiệm thực tế là một đặc điểm phân biệt giữa một nhà đầu cơ thành công với những người khác. Ông qua nhiều năm đã hoàn thiện nguyên tắc giao dịch của mình:

1. Khả năng chấp nhận thua lỗ. Cắt giảm thua lỗ xuống mức thấp và ngừng giao dịch nếu cổ phiếu biến động theo chiều hướng ngược với mình. Cũng giống như Livermore, O’neil và Baruch, nguyên tắc của ông là hạn chế thua lỗ dưới 10% – đây là nguyên tắc bảo vệ ông khỏi những thất bại to lớn. Ông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phòng thủ trước khi nghĩ đến giành chiến thắng.

2. Kiểm soát xu hướng thị trường chung. Không có nghĩa là dự báo thị trường lên đến đâu mà thuận theo thị trường. Khi thị trường hoạt động mạnh – như trong giai đoạn đầu của quá trình tăng trưởng – Loeb luôn tìm kiếm những cổ phiếu ăn khách hàng đầu và mua những cổ phiếu này. Chỉ mua những cổ phiếu hàng đầu của nhóm ngành dẫn dắt.

3. Mua những cổ phiếu tăng lên mức giá mới sau quá trình tích lũy là chiến lược mà cả Loeb và Livermore đã tích lũy được trong những năm tháng kinh doanh chứng khoán. Đặc biệt khi số lượng cổ phiếu tăng lên, điều đó xác nhận nhu cầu thị trường cho cổ phiếu là lớn.

4. Tránh mua các cổ phiếu rẻ tiền bởi vì chúng thường có giá trị thấp. Với những trải nghiệm trong đầu tư, ông nhận thấy những cổ phiếu có giá thấp phản ánh tình hình nội tại của DN là xấu. Cổ phiếu tốt nhất luôn được định giá cao bởi các nhà đầu tư. Một lần nữa tâm lý này lại ngược với hầu hết quan điểm của những nhà đầu tư.

5. Cũng như Livermore và Baruch, Loeb tin rằng những nhà giao dịch thông minh sẽ mua với số lượng cổ phần ngày càng nhiều khi giá cổ phiếu đó đang ở mức cao. Chiến lược này cũng giống như chiến lược nghiên cứu thăm dò thị trường và chiến lược mua với số lượng ngày càng nhiều khi giá cổ phiếu tăng mà Livermore đã đưa ra trước đó nhiều năm.

6. Với những trải nghiệm của mình, ông tìm được lý do tại sao giá cổ phiếu biến động, chính là kỳ vọng, chứ ko phải tin tức, tác động đến thị trường và giá cổ phiếu. Phản ứng về giá và tin tức thường ko xảy ra đồng thời. Ông nhận thấy thị trường thường diễn biến trước khi có thông tin chung về kinh doanh hoặc sự phát triển công ty.

7. Ông nhận ra thời điểm bán cổ phiếu khi giá cổ phiếu ngừng tăng và khối lượng giao dịch tăng lên, hoặc khi giá cổ phiếu giảm và khối lượng cũng tăng lên. Ông sẽ ưu tiên chọn giữ lại những cổ phiếu vẫn đang hoạt động tốt nhất và bán cổ phiếu kém nhất trước tiên. Một tín hiệu bán khác đó là bán cắt lỗ khi sai xu hướng, ông giới hạn mức cắt lỗ dưới 10% và ko có ngoại lệ.

Stock24h

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here