VCB – TĂNG TRƯỞNG BỀN VỮNG (cập nhật)

0
43

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP – VCB

  1. Kết quả kinh doanh quý 1 năm 2023:

VCB tiếp tục ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận tích cực và chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành và nợ Nhóm 2 nằm trong nhóm thấp nhất trong ngành vào Q1/2023. Trong tháng 4, tỷ lệ nợ xấu chỉ tăng 4 điểm cơ bản lên 0,89%, trong khi tỷ lệ nợ Nhóm 2 không thay đổi so với tháng trước, và gần như không xóa nợ. Điều này cho thấy năng lực quản trị rủi ro tốt của ngân hàng. Mặc dù ngân hàng đang xem xét một gói cắt giảm lãi suất khác có tác động khoảng 600-700 tỷ đồng đến thu nhập lãi thuần (NII), nhưng tác động đến LNTT năm 2023 lại được bù đắp bằng việc kiềm chế chi phí tín dụng.

2. Luận điểm đầu tư: diễn biến tình hình kinh doanh trong quý 1

Mặc dù NIM thu hẹp hơn so với ước tính của chúng tôi, nhưng chúng tôi cho rằng NIM sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2023.

Trong Q1/2023, hệ số NIM của VCB là 3,18%, giảm 33 điểm cơ bản (bps) so với quý trước và thấp hơn 5 bps so với giả định của chúng tôi cho cả năm 2023. Mức giảm này lớn hơn so với BID (-15 bps) và CTG (-11 bps) có thể là do thanh khoản dư thừa hơn tại VCB trong quý. Chi tiết như sau:

  • VCB ưu tiên tập trung vào chất lượng và cân nhắc khá kỹ trong việc giải ngân mới. Theo đó, tăng trưởng tín dụng đạt 2,5% so với đầu năm (YTD) – thấp hơn BID (4,9% YTD) và CTG (4,5% YTD). Trong khi đó, tiền gửi tăng nhanh hơn đạt 3,2% YTD.
  • Với dư nợ cho vay, VCB ưu tiên cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp lớn (+7,5% YTD) và doanh nghiệp FDI (+8% YTD), vốn có NIM thấp hơn so với khách hàng cá nhân. Cho vay cá nhân chỉ tăng +2,4% YTD thông qua hình thức cho vay hộ gia đình. Cho vay mua nhà sụt giảm do thị trường bất động sản suy yếu.
  • VCB giảm lãi suất cho vay cho khách hàng từ 0,5% – 1% như đã đề cập trong báo cáo trước đây (link), điều này đã tác động đến khoảng 600-700 tỷ đồng thu nhập lãi thuần. Lãi suất cho vay bình quân chỉ tăng 52 bps so với quý trước so với mức tăng bình quân của các ngân hàng khác là là 112 bps so với quý trước. Nếu không tính gói ưu đãi này, lãi suất cho vay bình quân tại VCB đã tăng 88 điểm cơ bản.
  • Hệ số CASA giảm xuống mức 30,4% do khách hàng cá nhân chuyển sang gửi tiền có kỳ hạn khi mặt bằng lãi suất ở mức cao. Tuy nhiên, điểm nổi bật là thị phần CASA của VCB trong nhóm ngân hàng chúng tôi nghiên cứu tăng từ đầu năm đến nay.

Do tăng trưởng tín dụng vẫn yếu trong nửa đầu Q2/2023, VCB có thể cân nhắc cung cấp gói cho vay với lãi suất ưu đãi khác để hỗ trợ khách hàng (dự kiến tác động 700 tỷ đồng lên thu nhập lãi thuần), chúng tôi cho rằng NIM Q2/2023 có thể đi ngang so với quý trước. Tuy nhiên, tỷ lệ NIM của ngân hàng có thể phục hồi trong nửa cuối năm 2023 do tăng trưởng tín dụng dự kiến sẽ tích cực hơn. Ngoài ra, VCB vẫn còn dư địa tối ưu hóa cơ cấu tài sản để nâng cao tỷ lệ NIM.

Chất lượng tài sản được duy trì tốt.

VCB có mức xóa nợ thấp nhất ngành trong Q1/2023, đồng thời duy trì tỷ lệ nợ xấu và nợ Nhóm 2 lần lượt ở mức 0,85% và 0,64%. Tuy nhiên, tính theo số tuyệt đối, nợ Nhóm 2 cũng đã tăng 85% so với đầu năm (3,5 nghìn tỷ đồng), trong đó phần lớn (74% mức tăng) phát sinh từ các khách hàng cá nhân.

Tổng nợ xấu tại VCB tăng 2 nghìn tỷ đồng (+24% so với đầu năm) do khách hàng hoạt động trong ngành thép, dầu khí, khách sạn & giải trí gặp khó khăn. Tuy nhiên, điểm đáng khích lệ là tỷ lệ nợ quá hạn vẫn duy trì ổn định trong tháng 4, điều này cho thấy tỷ lệ nợ xấu mới hình thành được duy trì ổn định trong tháng.

Dịch vụ thẻ (-22% svck) và thanh toán nội địa (-11% svck) làm giảm thu nhập ngoài lãi.

Mặc dù hoạt động bancassurance (+30% svck), kinh doanh ngoại hối (+12% svck) và tài trợ thương mại (+14% svck) vẫn duy trì ổn định, thu nhập ngoài lãi giảm 9,3% svck. Kết quả bancasurance rất đáng chú ý khi đi ngược với xu hướng chung trong ngành trong Q1/2023. Do sự suy giảm về niềm tin của các khách hàng cá nhân đối với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng như hoạt động thanh tra trong lĩnh vực này thời gian gần đây, nhiều ngân hàng gặp khó khăn hơn trong việc bán bancassurance.

Quan điểm ngắn hạn: Do lợi nhuận trước thuế của Q2 và Q3/2022 tương đối thấp khoảng 7,4 – 7,6 nghìn tỷ đồng, nên tăng trưởng lợi nhuận của 2 quý giữa năm 2023 được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.

RỦI RO:

  • Tăng trưởng tín dụng thấp hơn dự kiến
  • Tỷ lệ nợ xấu mới hình thành cao hơn dự kiến
  • Rủi ro từ ngành năng lượng tái tạo (3% dư nợ tín dụng của VCB)
  • Mức giảm lãi suất cho vay cao hơn dự kiến
  • Kế hoạch phát hành riêng lẻ (6,5% vốn điều lệ trước thực hiện) chậm trễ hơn so với kỳ vọng.

(Nguồn:SSI Research)

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here