VHC – TQ mở cửa là cơ hội cho ngành thủy sản (cập nhật KQKD Q3)

0
62

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VHC 

Kết quả kinh doanh quý 3:

VHC: Doanh thu của Vĩnh Hoàn tại Mỹ và Trung Quốc sụt giảm trong T9/2022. Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC) vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 9. Theo đó, tháng 9/2022, doanh nghiệp của “nữ hoàng cá tra” thu về 917 tỷ đồng từ doanh thu xuất khẩu, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước. Mặc dù vậy, doanh thu xuất khẩu trong tháng 9 của doanh nghiệp vẫn thấp hơn 28% so với tháng 8 trước đó.

Cụ thể, doanh thu từ mảng cá tra ghi nhận đạt 540 tỷ đồng, tăng 15% so với tháng 9/2021. Bên cạnh đó, doanh thu từ mảng phụ phẩm đạt 207 tỷ đồng, mảng chăm sóc sức khỏe đạt 57 tỷ đồng, tăng lần lượt 61% và 50% so với tháng 9/2021.

Về cơ cấu doanh thu theo khu vực, xuất khẩu của Vĩnh Hoàn tại thị trường Trung Quốc là 81 tỷ đồng, tại Mỹ là 320 tỷ đồng, ghi nhận mức sụt giảm nhẹ lần lượt là 4% và 7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tại châu Âu và các thị trường nước khác, doanh thu xuất khẩu của Vĩnh Hoàn ghi nhận tăng trưởng tích cực. Đáng kể đến, tại Việt Nam, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng đáng kể 144%, đạt 260 tỷ đồng trong tháng 9/2022.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, Vĩnh Hoàn thu về khoảng 10.833 tỷ đồng doanh thu. Trong đó, doanh thu đến từ thị trường Mỹ đóng góp lớn nhất, chiếm 4.997 tỷ đồng.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:

Dù chững lại trong Q3/2022 so với 1H2022 nhưng doanh nghiệp cho biết sản lượng sẽ hồi phục trong Q4/2022 và đầu Q1/2023 khi đây là mùa cao điểm tiêu thụ cá tra bởi nhu cầu tăng cao dịp lễ hội và giá bán sẽ neo ở mức cao. Cụ thể, tại thị trường Mỹ sẽ được thúc đẩy nhờ nhu cầu tăng dịp lễ hội cuối năm và hàng tồn kho giảm bớt. Theo tìm hiểu của chúng tôi giá cá tra xuất khẩu sang Mỹ đã có sự phục hồi trong T8 sau khi giảm mạnh trong T6 và cao hơn so với cùng kỳ.

Đối với thị trường châu Âu được hỗ trợ bởi lệnh cấm cá thịt trắng của Nga tạo cơ hội mở rộng thị phần cá tra Việt Nam, hiệp định UKVFTA và EVFTA giảm áp lực thuế nhập khẩu vào Anh và EU và nhu cầu cũng gia tăng trong mùa nghỉ lễ.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc được kỳ vọng sẽ có sự phục hồi khi quốc gia này dần nới lỏng các điều kiện nhập khẩu và nhu cầu tăng nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát.

Nhu cầu mặt hàng thủy sản thế giới sẽ tăng nhanh trong tháng 9, ngay trước kỳ nghỉ lễ từ tháng 11 đến tháng 12 để chuẩn bị cho mùa lễ hội. Vì vậy, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu thủy sản trong năm nay vẫn có thể trong tầm tay.

Dự án Feed One đã đưa vào hoạt động: Doanh nghiệp cho biết hiện nhà máy thức ăn xây xong và đang thử nghiệm bán ra ngoài và đã bắt đầu mang lại lợi nhuận dù chưa cao. VHC dự kiến 70% công suất nhà máy được sử dụng cho tiêu dung nội bộ và 30% bán ra ngoài. Dự kiến đến cuối Q3/2022 và Q4/2022, nhà máy sẽ bắt đầu dùng thức ăn tự nuôi.

Rủi ro đầu tư: 1) lạm phát ở các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU tăng cao làm giảm nhu cầu về các sản phẩm cá, 2) lượng hàng tồn kho tăng trở lại, 3) Trung Quốc chậm trong việc mở của lại thị trường so với dự đoán.

 Phân tích kỹ thuật: giữ giá tốt và vẫn đang bám khá sát đường MA1O, vol bán không quá lớn, dễ dàng trở lại đường xu hướng khi có sự quan tâm của lực cầu.

 

 

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here