PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VIB
KẾT QUẢ KINH DOANH QUÝ 4/2022:
VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ 3,5% so với cùng kỳ đạt 2,8 nghìn tỷ đồng, đủ để VIB vượt mức kế hoạch đề ra tại ĐHĐCĐ thường niên là 101% tương đương với 10,6 nghìn tỷ đồng (+32,1% so với cùng kỳ). Mức tăng trưởng này chủ yếu là do thu nhập lãi tăng trưởng chậm lại (+15% so với cùng kỳ), trong khi thu nhập phí (NFI) giảm 12% so với quý 4 năm trước và chi phí hoạt động tăng đáng kể là 36,6% so với cùng kỳ. NIM tiếp tục tăng lên 4,93% trong quý 4 năm 2022.
Mặc dù các khoản cho vay tái cơ cấu giảm 73% so với quý trước, chất lượng tín dụng nhìn chung suy yếu với sự gia tăng đáng kể ở cả nợ nhóm 2 (+92% so với đầu năm) và nợ xấu (+21,8% so với đầu năm). Tuy vậy, bộ đệm tín dụng của VIB vẫn ở mức 53,9%, thấp nhất trong số các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu.
LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ:
Cho vay bán lẻ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng.
Cho vay bán lẻ chiếm 89% tổng tín dụng (đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng mà chúng tôi nghiên cứu), tăng trưởng cho vay bán lẻ được thúc đẩy bởi cho vay mua nhà (110 nghìn tỷ đồng, +29,4% so với đầu năm), cho vay mua ô tô (44 nghìn tỷ đồng, -2,2% so với đầu năm) và cho vay kinh doanh (37 nghìn tỷ đồng, +26,7% so với đầu năm).
Ngoài ra, VIB không mấy mặn mà vào việc đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp. Số dư trái phiếu doanh nghiệp giảm đáng kể -29,2% so với đầu năm xuống còn hơn 1,8 nghìn tỷ đồng (khoảng 0,78% tổng tín dụng) trong quý 4 năm 2022. Do đó, chúng tôi tin rằng VIB sẽ có thể trụ vững trước những thách thức trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
NIM mở rộng nhờ tối ưu hóa tài sản.
Nhờ tỷ lệ LDR tăng 120 điểm cơ bản lên 75,5% (so với mức 71,2% trong quý 4 năm 2021) giúp cho NIM đạt đỉnh với mức 4,93%, +13 điểm cơ bản so với quý trước. Ngoài ra, việc lãi suất tiền gửi tăng liên tục trong tháng 11 (đặc biệt đối với tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng tăng 300 điểm cơ bản đến 340 điểm cơ bản) đã giúp tiền gửi của khách hàng tăng 5,9% so với quý trước đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng
Chúng tôi thấy rằng gần 60% tiền gửi của khách hàng được định lại lãi suất trong quý 4 năm 2022 (111,6 tỷ đồng) khiến cho chi phí huy động trung bình tăng 86 điểm cơ bản so với quý trước lên 5,1%. Tuy nhiên, mức tăng lãi suất cho vay trong khoảng từ 260 – 360 điểm cơ bản so với quý trước quý sẽ bù đắp cho mức tăng trưởng chi phí huy động.
Thu nhập ngoài lãi yếu đi.
Thu nhập ròng từ phí (NFI) giảm 12% so với cùng kỳ mặc dù thu nhập từ phí giao dịch tăng mạnh 60% so với cùng kỳ. Do bảo hiểm thường được bán cùng với các khoản vay và sự bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 3 đã gây ra tình trạng đình trệ tín dụng trong quý 3 năm 2021 nhưng nhanh chóng phục hồi trong quý 4 năm 2021 đã tạo ra mức thu nhập từ hoạt động bảo hiểm cao hơn thường lệ.
Tính đến hết năm 2022, VIB có 616.000 thẻ đang lưu hành (+44% so với đầu năm), với tổng mức chi tiêu hơn 73 nghìn tỷ đồng (gần 3,1 tỷ USD, +84% so với cùng kỳ).
Ngân hàng đã tích cực xử lý các tài sản tồn đọng trong năm 2022 và thu về hơn 370 tỷ đồng (+75% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, nỗ lực này là không đủ để bù đắp được khoản lỗ từ kinh doanh tiền tệ và đầu tư chứng khoán lần lượt là 275 tỷ đồng và 176 tỷ đồng trong năm 2022.
Chất lượng tài sản suy giảm mặc dù đã được cải thiện trong quý 3 năm 2022. Trong khi tỷ lệ nợ xấu tăng lên mức 2,45% trong quý 4 năm 2022 sau khi giảm xuống 2,35% trong quý 3, các khoản nợ cần chú ý đã tăng gần gấp đôi lên hơn 10,1 nghìn tỷ đồng so với 5,3 nghìn tỷ đồng vào quý 4 năm 2021. Vấn đề này xuất phát từ việc cập nhật CIC, cơ quan xếp hạng tín dụng của quốc gia. Ngoài tác động của việc cập nhật CIC, chúng tôi cho rằng lãi suất cho vay cao hơn và tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường bất động sản có thể là thách thức thực sự đối với khả năng trả nợ của khách hàng.
Đứng trước bức tranh không mấy khả từ thị trường bất động sản có thể tác động tiêu cực đến chất lượng tài sản, VIB vẫn đang duy trì tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức thấp (53,9% – thấp nhất so với các ngân hàng trong hệ thống) sẽ là mối quan tâm lớn trong thời gian tới.
Yếu tố hỗ trợ: tốc độ tăng lãi suất giảm hoặc lãi suất giảm dần, thị trường bất động sản dần cải thiện.
RỦI RO:
- Tỷ lệ nợ xấu cao do môi trường lãi suất tăng.
- Tình hình vĩ mô gặp nhiều thách thức làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân gây suy giảm thu nhập của VIB.
(Nguồn:SSI research)