PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VNM
Kết quả kinh doanh:
I. TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ:
- Công ty đang tích cực đẩy mạnh năng lực sản xuất
Các dự án trang trại bò sữa sắp tới sẽ là động lực tăng trưởng cho công ty trong tương lai. VNM hiện đang sở hữu và khai thác đàn bò có quy mô thuộc hàng lớn nhất trên thị trường Việt Nam. Tính đến cuối năm 2021, VNM đã sở hữu 14 trang trại bò sữa với tổng đàn khai thác hơn 160,000 con; sản lượng sữa tươi nguyên liệu cung cấp cho nhà máy của VNM đạt 400,000 tấn, bằng 109% so với năm 2020. Ngoài ra, công ty con Lao-Jagro còn đang xây dựng tổ hợp trang trại đầu tiên của giai đoạn I với tổng quy mô 24,000 con dự kiến đi vào hoạt động năm 2023.
Trong bối cảnh lạm phát đang tăng cao, cùng với áp lực về tỷ giá tăng cao và các rủi ro về căng thẳng địa chính trị nhiều khả năng sẽ gây áp lực tăng giá lên nguồn nguyên liệu sữa nhập khẩu. Chúng tôi kỳ vọng việc thực hiện các dự án trang trại bò sữa sẽ góp phần giúp cải thiện được biên lợi nhuận gộp của VNM khi 50% chi phí sản xuất của công ty này nằm ở nguyên vật liệu.
2. Vinamilk hiện đang nắm giữ mạng lưới phân phối hàng đầu
Tính đến cuối tháng 11/2021, VNM sở hữu đến gần 250,000 điểm bán lẻ, trải dài khắp mọi miền đất nước. Chỉ trong riêng Quý II/2022 đã có 37 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt được mở mới, nâng tổng số lên 651 cửa hàng. Cùng với đó kênh trực tuyến ghi nhận doanh thu tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ. Cùng với đó sự phát triển của mạng lưới trên 5 quốc gia lớn trên thế giới.
Trên thị trường hiện nay, VNM vẫn đang có lợi thế dẫn đầu về mạng lưới phân phối trên khắp cả nước cùng với mức độ nhận biết về thương hiệu. Công ty vẫn đang tiếp tục mở rộng hơn nữa độ phủ sóng của các cửa hàng, với dự định mở đến 1,000 cửa hàng Giấc mơ sữa Việt vào cuối năm 2023. Sắp tới trong các cửa hàng GMSV sẽ không chỉ bán sữa VNM mà còn bán tất cả sản phẩm khác của tập đoàn, giúp gia tăng năng lực cạnh tranh, mang sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.
3. Mảng thịt bò mang lại tiềm năng tăng trưởng 2 con số
Tổng công ty Chăn nuôi Việt Nam (Vilico) gần đây thông báo lập liên doanh kinh doanh bò thịt với Tập đoàn Sojitz (Nhật Bản). Vốn góp của Villico là 51% và Sojitz là 49%. Vốn đầu tư ban đầu là 2 triệu USD và dự kiến tăng lên theo quy mô phát triển trong các năm tiếp theo. Liên doanh sẽ sản xuất bò lai Wagyu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho đàn bò sữa, mặc dù giống bò này thuộc lại đắt nhất trên thị trường nhưng sẽ rẻ hơn so với nhập khẩu sản phẩm đóng hộp từ Nhật Bản. Việc xây dựng nhà máy chế biến này sẽ bắt đầu trong năm 2022 và bắt đầu có sản phẩm trên thị trường từ mùa xuân năm 2023. Sản lượng dự kiến là 10,000 tấn với 30,000 con bò hàng năm.
Hiện tại trên thị trường đã bắt đầu xuất hiện các doanh nghiệp đầu tư bài bản với quy mô lớn, chuỗi giá trị khép kín. Tuy nhiên các đơn vị này chủ yếu tập trung vào bò Úc, chưa có doanh nghiệp chọn làm bò cao cấp giống Nhật như VNM. Định hướng này của công ty có thể được giải thích bằng sự gia tăng thu nhập của người Việt Nam, nhu cầu thịt cao cấp trong các nhà hàng, văn hóa thịt nướng ngày càng thịnh hành . Cùng với đó là sự phục hồi theo “mô hình chữ K” của nền kinh tế, khi nhóm khách hàng có thu nhập cao phải chịu ít tác động đến chi tiêu do lạm phát hơn so với nhóm thu nhập thấp. Điều này có thể giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh riêng của mình trong lĩnh vực này.
II. RỦI RO
Suy yếu sức mua do suy thoái kinh tế. Trong năm 2022, GDP toàn cầu đã trì trệ trong phần lớn thời gian, với giá trị sản xuất của các nền kinh tế G20 đều giảm. OECD dự báo tăng trưởng trong năm 2022 ở mức 3%, nhưng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 xuống mức 2.2% (giảm 0.6 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 6/2022). Cùng với đó mức lạm phát cao trong năm 2022 và được dự báo vẫn sẽ tiếp tục trong năm 2023 sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tiêu dùng, bán lẻ nói chung.
Biến động bất lợi của giá nguyên vật liệu. Mặc dù giá sữa đã hạ nhiệt đáng kể từ đỉnh của Q1.2022, những rủi ro về lạm phát, áp lực tỷ giá tăng lên giá nhập khẩu, leo thang căng thẳng chiến sự tại Ukraine vẫn còn đó và sẽ có thể tác động xấu lên giá nguyên liệu nói chung và giá sữa nói riêng. Các dự án của Vinamilk cũng cần mất vài năm mới có thể hoạt động hết công suất, hỗ trợ khả năng tự chủ nguyên liệu của doanh nghiệp.
Phân tích kỹ thuật: giá đang trong xu hướng tăng ngắn hạn và nằm trên hầu hết các đường MA cho tín hiệu khỏe hơn thị trường, RSI >60. MACD phân kỳ dương cho tin hiệu tích cực.