VSH – Điện sẽ tỏa sáng vào đầu năm 2023 nhờ nhu cầu tiêu thụ hồi phục ?

0
55

PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP VSH 

KẾT QUẢ KINH DOANH:

trong quý 3/2022, VSH ghi nhận doanh thu đạt 652,16 tỷ đồng, tăng 126,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận đạt 220,67 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 42,06 tỷ đồng, tức tăng thêm 262,73 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 22,4% lên 61,7%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu của VSH đạt 2.121,8 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 881,5 tỷ đồng, tăng 353% so với cùng kỳ năm trước. So sánh với kế hoạnh doanh thu được đặt ra cho năm 2022 thì hiện tại, VSH đã hoàn thành vượt 4% kế hoạch doanh thu và vượt 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Tổng tài sản của VSH đạt 9.677 tỷ đồng, giảm 3,4% so với đầu năm.

Trong đó, chiếm phần lớn là tài sản cố định hữu hình, lên tới 8.701,6 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn của VSH gồm có nợ phải trả chiếm 5.033,9 tỷ đồng (tương đương 57,9% cơ cấu nguồn vốn), giảm 16,2% so với ghi nhận đầu năm. Phần sụt giảm chủ yếu đến từ nợ vay và nợ thuê tài chính dài hạn, giảm từ 4.927 tỷ đồng xuống chỉ còn 4.250,6 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đến hết quý 3 ghi nhận ở mức 4.643,1 tỷ đồng, tăng 15,8% so với thời điểm đầu năm.

TRIỂN VỌNG ĐẦU TƯ

Điều kiện thời tiết và thị trường đang ủng hộ các nhà máy thủy điện.

Thủy điện có sản lượng tốt trong 8T.2022: Theo số liệu của EVN, các nhà máy thủy điện có thuận lợi trong 8 tháng 2022, đặc biệt là các nhà máy thủy điện ở miền Trung và Tây nguyên. Sán lượng điện sản xuất bởi các nhà máy thủy điện đạt 63.25 tỷ kwh, tăng 36% so với cùng kỳ 2021 và chiếm 35% tổng nguồn điện sản xuất.

Thủy điện được ưu tiên huy động trong bối cảnh chi phí các nguồn điện khác tăng mạnh: Các nhà máy thủy điện có nguồn nước tốt được ưu tiên khuyến khích phát điện trong bối cảnh nhu cầu điện tăng lên và các nguồn điện khác đều có giá thành cao như năng lượng tái tạo, 1,900đ-2,200 đồng/kwh, giá than và khí cùng tăng rất mạnh cũng dẫn đến điện than, khí ở mức cao với 1,950đ-2,200 đ/kwh.

Tổng cục khí tượng thủy văn dự báo ENSO có khả năng tiếp tục duy trì trạng thái La Nina đến tháng 3.2023 với xác xuất 50%-60%: Trạng thái này đưa đến lượng mưa trong kỳ cơ bản xấp xỉ và cao hơn trung bình nhiều năm từ 10%-25%, có tháng cao hơn đến 30%-35%. Như vậy khả năng các nhà máy thủy điện của VSH sẽ tiếp tục được hưởng lợi ít nhất đến hết tháng 3.2023 khi nguồn nước tiếp tục dồi dào hơn.

Nhu cầu điện tiếp tục tăng lên trong trung và dài hạn

Nhu cầu điện dự báo tăng từ 8-10% trong năm 2022: Sau khi tăng trưởng chậm ở mức 3.8% trong năm 2021 do dịch Covid19, nhu cầu điện năm 2022 được dự báo tăng mạnh từ 8-10%, lên mức 276 tỷ kwh. Trong 9 tháng đầu năm 2022, sản lượng điện sản xuất đạt 204.36 tỷ kwh, tăng 6.3% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, EVN dự báo 2 kịch bản nhu cầu phụ tải điện: Phương án cơ sở, tăng trưởng nhu cầu điện khoảng 8,6%/năm và Phương án cao (với kịch bản kinh tế phục hồi mạnh sau COVID-19, đồng thời có xem xét đến khả năng có làn sóng dịch chuyển đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam) tăng trưởng 9,4%/năm. Theo EVN, với hai kịch bản tăng trưởng này, hệ thống đảm điện sẽ bảo cung ứng đủ điện trong toàn bộ giai đoạn 2021 – 2025.

Việc sở hữu nhiều nhà máy với trữ lượng lớn cũng như các dự án sắp được triển khai sẽ là động lực tăng trưởng.

VSH có hồ chứa lớn thứ ba tại Việt Nam. Cuối tháng 10, mực nước hồ đạt 1,157m/1,160m, đủ để Thượng Kon Tum duy trì sản xuất khi vào mùa khô ( tháng 11-tháng 4). Nhà máy thủy điện Thượng Kon Tum là động lực chính (61.8% tổng công suất VSH).

VSH có kế hoạch nâng cấp các nhà máy cũ thêm khoảng 50 triệu kWh/năm (khoảng 2% năng lực sản xuất điện hiện tại). Dự án nhà máy Vĩnh Sơn 2&3 và nhà máy điện mặt trời đang được tiếp tục hoàn thành hồ sơ, thủ tục để có thể tái khởi động.

Dòng tiền kinh doanh tốt và khả năng chi trả cổ tức bằng tiền mặt hấp dẫn

Dòng tiền thuần hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm đạt 1,026 tỷ đồng, bao gồm giá trị khấu hao 445 tỷ đồng, giúp công ty thực hiện trả nợ vay và chía cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 10% trong kỳ. Chúng tôi đánh giá với việc quản trị dòng tiền tốt trong bối cảnh hiệu quả kinh doanh tăng lên, sẽ giúp công ty có thể trả nợ, mua lại trái phiếu trước hạn và thực hiện chính sách cổ tức bằng tiền hấp dẫn trong những năm tới.

VSH có cơ cấu sở hữu cô đặc với 90.9% cổ phần thuộc sở hữu của 3 cổ đông lớn.

Công ty TNHH Năng lượng REE (thuộc CTCP Cơ điện lạnh – REE) sở hữu 50.5%; EVNGENCO 3 (PGV) sở hữu 30.6% và quỹ ngoại Samarang UCITS sở hữu 9.9%. Vào tháng 5 năm 2021, REE đã mua lại thành công VSH, nâng tỷ lệ sở hữu từ 49.52% lên 50.45% và bắt đầu hợp nhất kết quả kinh doanh của VSH vào báo cáo tài chính từ Q2/2021. Chúng tôi kỳ vọng REE sẽ thúc đẩy quá trình đàm phán giá bán của Thượng Kon Tum với EVN cũng như hỗ trợ về quản trị tài chính cho VSH trong quá trình hoạt động.

Bên cạnh đó, chúng tôi cho rằng GENCO3 sẽ tiếp tục kế hoạch thoái toàn bộ vốn tại VSH khi Thượng Kontum đi vào hoạt động ổn định và hoàn thiện đàm phán giá bán mới với EVN. Việc thay đổi cơ cấu cổ đông có thể là yếu tố hỗ trợ thị giá cổ phiếu trong ngắn hạn.

RỦI RO:

  • Rủi ro thiên nhiên: Doanh thu của VSH có thể bị biến động do sự thay đổi thời tiết trong khu vực nhà máy thủy điện. Tình trạng La Nina có thể kết thúc sớm hơn, dẫn đến lượng mưa ít hơn và sản lượng điện sản xuất thấp hơn so với dự kiến (giao động từ 10.0%-30.0%).
  • Rủi ro giá bán: EVN là khách hàng duy nhất của VSH và giá bán điện sẽ phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ tham gia CGM của VSH. Tỷ lệ tham gia CGM thấp hơn kỳ vọng có thể ảnh hưởng đến doanh thu và khả năng trang trải chi phí đầu tư của VSH.
  • Rủi ro lãi suất: Hiện tại, lợi nhuận ròng công ty đang chịu áp lực lãi suất cho vay tăng khi tổng nợ vay chiếm đến 48.0% tổng tài sản của VSH, hầu hết đến từ vay dài hạn để đầu tư dự án Thượng Kontum. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy rủi ro vẫn trong tầm kiếm soát khi các khoản vay dài hạn đều có mức lãi suất tương đối thấp khoảng 8.0%-9.0%.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Please enter your name here